Trung Quốc ưu tiên giáo dục song ngữ

Trung Quốc ưu tiên giáo dục song ngữ

(GD&TĐ) - Mọi dân tộc có quyền sử dụng và phát triển ngôn ngữ riêng – theo Hiến pháp Trung Quốc. Trong khi đó người Hán, đặc biệt là quan chức, cũng được khuyến khích học tiếng dân tộc thiểu số để tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Trung Quốc đã có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ cho chương trình giáo dục song ngữ trong nhà trường với mục đích không chỉ nâng cao tri thức mà còn là nền tảng phát triển kinh tế và giữ ổn định xã hội.

Một giáo viên dân tộc thiểu số Uygur dạy Hán tự cho trẻ em tại một vườn trẻ ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Uygur Xinjiang, Trung Quốc. Vườn trẻ này nằm trong chương trình giáo dục song ngữ chuẩn bị vào lớp 1 cho con em người Uygur tại địa phương
Một giáo viên dân tộc thiểu số Uygur dạy Hán tự cho trẻ em tại một vườn trẻ ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Uygur Xinjiang, Trung Quốc. Vườn trẻ này nằm trong chương trình giáo dục song ngữ chuẩn bị vào lớp 1 cho con em người Uygur tại địa phương

Phó giám đốc Vụ Giáo dục thiểu số, Bộ Giáo dục, Zhang Qiang, cho biết: “Chúng tôi khuyến khích người dân học ngôn ngữ của dân tộc mình trước tiên để bảo tồn và phát triển văn hóa của họ”. Tuy nhiên các chương trình học tiếng Quan thoại (ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc) cũng được áp dụng tại nhiều trường để “giúp tăng cường chất lượng giáo dục, đẩy mạnh kinh tế địa phương và cải thiện giao tiếp giữa người Trung Quốc thuộc các nhóm dân tộc khác nhau với thế giới bên ngoài” – ông Zhang nói.

Trung Quốc có 55 dân tộc thiểu số, chiếm 8,4% trong 1,3 tỉ dân. Có hơn 50 ngôn ngữ được sử dụng nhưng chỉ một số có chữ viết và số còn lại chỉ là khẩu ngữ. Vào cuối năm 2008, gần 20 triệu học sinh dân tộc thiểu số tới trường, gấp 22 lần so với năm 1951. Khoảng 6 triệu học sinh đang học các khóa học song ngữ tại hơn 10.000 trường học ở Trung Quốc và có 21 ngôn ngữ thiểu số được dạy. Trong các kì thi tuyển sinh đại học, bài thi được dịch sang tiếng thiểu số. Các trường đại học tại một số khu vực tự trị cũng có những môn đặc biệt được dạy bằng ngôn ngữ thiểu số.

Hiến pháp Trung Quốc qui định tiếng Quan thoại là ngôn ngữ chung của Trung Quốc. Nhưng tất cả các dân tộc thiểu số được tự do sử dụng và phát triển ngôn ngữ riêng của họ. Các khu vực tự trị người dân tộc thiểu số có thể xây dựng luật và qui định địa phương bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ. Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số sống tại khu vực phía tây kém phát triển và khu vực biên giới như các tỉnh Yunnan và Guizhou; các khu tự trị Xinjiang Uygur, Tây Tạng và Nội Mông. Với giao tiếp thuận lợi hơn giữa nhóm các dân tộc thiểu số bằng tiếng Quan thoại, khoảng cách giữa khu vực phía đông thịnh vượng và phía tây đói nghèo sẽ được nối gần để duy trì ổn định xã hội. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nhiều nguồn lực cho bảo tồn văn hóa thiểu số địa phương. Toàn bộ chính quyền tự trị thiểu số địa phương soạn giáo trình bằng ngôn ngữ thiểu số và Quan thoại. Những cuốn sách giáo khoa này có phần nội dung đặc trưng, gồm thông tin của các dân tộc thiểu số về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc. Thậm chí những cuốn sách được sử dụng trong các lớp tiếng Quan thoại cũng chứa nội dung gần gũi với cuộc sống và văn hóa hàng ngày của các nhóm dân tộc thiểu số. Mỗi năm có hơn 3.500 giáo trình bằng các ngôn ngữ thiểu số khác nhau và hơn 100 triệu bản được in. Các nhà xuất bản giáo trình tài liệu học tập bằng tiếng thiểu số được nhận hỗ trợ đặc biệt từ chính quyền trung ương.

Vấn đề khó khăn mà Bộ Giáo dục đang giải quyết là thiếu giáo viên song ngữ có bằng cấp làm việc tại khu vực cư dân thưa thớt do điều kiện làm việc khó khăn và lương thấp. Bộ Giáo dục đang sử dụng công nghệ số để phát triển hệ thống giáo dục từ xa bằng cả tiếng thiểu số lẫn tiếng Quan thoại nhằm bổ sung đội ngũ giáo viên ngay tại địa phương.

Hệ thống giáo dục ngày nay tại các khu vực dân tộc thiểu số chỉ được củng cố và phát triển sau khi thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949. Hệ thống GD gồm giáo dục mầm non, GD cơ bản, GD nghề, sau phổ thông... Vào cuối năm 2008, chương trình giáo dục phổ cập 9 năm đã phủ kín hơn 96% các địa hạt thiểu số. Chương trình này sẽ phủ kín toàn bộ các khu vực vào năm 2010 – theo Bộ Giáo dục.

Thanh Tùng

(Theo China Daily)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...