Trung Quốc: "Rò rỉ" ảnh chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên đường thử

Trung Quốc: "Rò rỉ" ảnh chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên đường thử

(GD&TĐ) – Hôm qua (5.1), máy bay tàng hình tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc đã có cuộc chạy thử và sẽ có chuyến bay đầu tiên vào hôm nay, giới truyền thông nước này đưa tin.

Hình ảnh chiến đấu cơ tàng hình J-20 đã xuất hiện trên tờ Global Times và một số trang tin quân sự không chính thức ở Trung Quốc. Global Times không đưa thông tin về tính xác thực của những bức ảnh nên đây được coi là những hình ảnh bị “rò rỉ”.

Hình ảnh được cho là bị rò rỉ của chiến đấu cơ J-20
Hình ảnh được cho là bị rò rỉ của chiến đấu cơ J-20

Các trang web về hàng không cho biết, những bức ảnh được chụp bên ngoài một hàng rào của sân bay thuộc Viện thiết kế máy bay Thành Đô ở phía tây nam Trung Quốc.

Tương lai của chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc từ lâu được cho là một việc tất yếu. Phó trưởng không lực He Weirong đã nói trên đài CCTV vào tháng 11.2009 rằng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Trung Quốc sẽ bắt đầu bay thử sớm và đi vào sử dụng trong vòng 8 đến 10 năm.

Ngành hàng không Trung Quốc – cả dân dụng và quân sự - đã có sự phát triển mau lẹ trong những năm gần đây nhưng vẫn phụ thuộc nặng nề vào công nghệ nhập khẩu. Sức ép về công nghệ đã trở thành một vấn đề khi chiến đấu cơ tự chế J-10, J-11 vẫn phải dùng những động cơ của Nga.

Nơi chiếc máy bay bay thử được cho là sân bay của Viện thiết kế máy bay Thành Đô
Nơi chiếc máy bay bay thử được cho là sân bay của Viện thiết kế máy bay Thành Đô

Công nghệ tàng hình thậm chí rất khó có thể làm chủ vì nó dựa trên những hệ thống nhằm giấu đi sự hiện diện của máy bay trong khi phải trang bị cho phi công đủ thông tin để tấn công kẻ thù. Khí thải và thân máy bay cũng phải được giấu đi để tránh sự phát hiện của radar và các bộ phận cảm ứng bằng hồng ngoại.

Các nhà phân tích cho rằng những hình ảnh của J-20 cho thấy nó có thể lớn hơn máy bay Mỹ và Nga, cho phép chiến đấu cơ này bay xa hơn, mang được nhiều vũ khí nặng hơn.

Phương Hà (Theo Telegraph)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.