Trung Quốc: Giáo viên phải “ghé vai” chống béo phì

GD&TĐ - Cơ quan chức năng tại thủ đô Bắc Kinh đang nỗ lực giảm nhẹ vấn nạn béo phì - bằng cách gắn trách nhiệm bảo đảm học sinh của mình không được… “thừa cân”.

Trung Quốc: Giáo viên phải “ghé vai” chống béo phì

Từ thí điểm chuyển sang đại trà

Tỉ lệ béo phì trong các trường tiểu học và THCS Bắc Kinh ở mức 15,6% năm ngoái - tăng 5,6% so với 5 năm trước, theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát bệnh Bắc Kinh (BCDPC).

Sau những dự án thí điểm hồi đầu năm nay, hiện “toàn bộ giáo viên” tại 16 quận của Bắc Kinh “chịu trách nhiệm ngăn ngừa và kiểm soát béo phì” - theo thông báo từ BCDPC. “Trung tâm Kiểm soát bệnh địa phương sẽ phối hợp với phòng y tế trường học thực hiện dự án thí điểm” - thông báo viết - “Họ sẽ đánh giá tình trạng béo phì theo kết quả kiểm tra sức khoẻ và cảnh báo trường nào có tỉ lệ béo phì tăng nhanh”.

Trung Quốc đang nằm giữa vòng xoáy khủng hoàng béo phì trầm trọng. Tăng trưởng kinh tế nhanh trong 30 năm qua đã dẫn tới mức sống tăng, khẩu phần thịt, sữa và bánh quy đường dần thế chỗ những đồ ăn có lợi cho sức khoẻ như ngũ cốc, đậu nành và rau.

Chính sách một con, chỉ mới được huỷ bỏ, đã khiến vấn đề thêm trầm trọng. Một xã hội mà những đứa trẻ có tới 6 người chăm sóc (bố mẹ và 2 bên ông bà nội ngoại) khiến chúng trở thành tiểu hoàng đế, được chăm bẵm ăn uống quá mức.

Với quan niệm xã hội chiều chuộng trẻ con như vậy, nhiều người nghi ngờ liệu trường trường học có thể kiểm soát được béo phì khi mà trẻ đã bị “nhồi nhét” thực phẩm ở nhà.

Vấn nạn

“Trẻ có tham gia tập thể dục ở trường và hoạt động thể thao khác, nhưng khi chúng trở về nhà lại ăn thịt mỡ, đồ uống ngọt, kem, bánh” - một cư dân bình luận trên mạng xã hội Weibo của TQ - “Làm sao có thể giữ cơ thể chúng không tăng cân?”.

Theo một nghiên cứu của Đại học Washington, 23% trẻ trai Trung Quốc và 14% trẻ gái dưới 20 tuổi thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, mức độ chưa tệ bằng Mỹ, nơi khoảng 17% người trẻ tuổi được xếp hạng béo phì.

Tuy nhiên, vấn nạn béo phì tại Trung Quốc không chỉ hạn chế với trẻ em. Cũng theo nghiên cứu ở trên, trong số 1,3 tỉ dân Trung Quốc hiện nay, có 46 triệu người trưởng thành béo phì và 300 triệu người thừa cân. Trong khi tỉ lệ béo phì của người Mỹ chủ yếu chỉ ở nhóm gia đình thu nhập thấp, thì tại các cộng đồng nông thôn Trung Quốc chịu tàn phá mạnh nhất của cơn lốc béo phì.

Những dữ liệu được trích từ sáu khảo sát của chính phủ với học sinh ở vùng nông thôn tại tỉnh Sơn Đông, từ 7 - 18 tuổi.

Tỉ lệ phần trăm trẻ em béo phì cũng tăng từ 0,7% lên 16,4% ở con trai và từ 1,5% lên gần 14% ở con gái, nghiên cứu này cho biết.

Về lý do của tình trạng quá cân và béo phì lan rộng ở con trai, nghiên cứu này viết: “Việc thích con trai theo truyền thống và ảnh hưởng của xã hội, đặc biệt tại vùng nông thôn, có thể cũng có nghĩa là trẻ em trai được hưởng nhiều nguồn lực của gia đình hơn”.

Các nhà nghiên cứu kiến nghị “những chiến lược can thiệp toàn diện cần bao gồm giám sát, giáo dục về chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và có thói quen ăn uống lành mạnh”.

Tổ chức Y tế Thế giới phân loại chỉ số BMI - tỉ lệ giữa trọng lượng cơ thể và chiều cao - ở mức 25 - 29,9 là quá cân và từ 30 trở lên là béo phì.

Nghiên cứu này dùng tiêu chuẩn ở mức thấp hơn, từ 24 - 27,9 là quá cân và 28 trở lên là béo phì.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.