Trung Quốc: Ẩn họa sau trại “điều trị trẻ hư”

GD&TĐ - Một cậu bé 13 tuổi tử vong ngay trong một trường huấn luyện kiểu quân sự - 2 nhân viên bị cảnh sát bắt giữ. Vụ việc xảy ra đầu tháng 4 một lần nữa khiến dư luận Trung Quốc nóng lên tranh cãi về sự khắc nghiệt của những trung tâm “điều trị trẻ hư” kiểu này.

Trung Quốc: Ẩn họa sau trại “điều trị trẻ hư”

Thêm một cái chết đau lòng

Học viên 13 tuổi tử vong do ngạt thở tại Trường giáo dục Sơn Đông Yabo, Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.

Nhà chức trách đã yêu cầu trường ngừng hoạt động khi nhận thấy có dấu hiệu liên quan tới việc điều trị nghiện Internet bất hợp pháp – cảnh sát cho biết.

Không có công bố chi tiết về nguyên nhân trẻ tử vong nhưng một cựu học sinh của trường cho biết phổ biến tình trạng giáo viên đánh học sinh và bịt miệng bằng khăn ướt khiến khó thở.

Trường này quảng cáo trên trang web của trường là một cơ sở giáo dục toàn diện giúp tư vấn “trẻ nổi loạn” và dạy “thanh thiếu niên có vấn đề”.

Trường nội trú nhận học sinh từ 10 đến 28 tuổi có các vấn đề từ “khuynh hướng kích động gây hấn” tới trầm cảm – theo trang web.

Trường thu 5.600 tệ (890 USD) đến 6.800 tệ mỗi tháng/học sinh và đào tạo kéo dài ít nhất trong 6 tháng.

Cựu học viên 23 tuổi cáo buộc tình trạng lạm dụng của trường này với báo chí: “Bố mẹ để cho nhân viên cưỡng bức đưa tôi đi khỏi nhà tháng 1/2016 và không được phép liên hệ với gia đình trong thời gian học”. Cậu được trả về nhà sau 6 tháng sau khi gia đình không thể đóng tiếp học phí.

Vẫn chờ giải pháp

Theo chương trình điều trị thường bao gồm nhiều hoạt động rèn kỉ cương theo cách vô cùng lành mạnh. Học viên trẻ được trải nghiệm cuộc sống quân đội và các chương trình huấn luyện chuyên sâu được thiết kế đặc biệt. Học viên cũng tập luyện với súng trường, luyện võ thuật và nhiều bài huấn luyện quân sự khác. Ngoài ra còn học lịch sử Trung Quốc…

Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác. Những liệu pháp “dã man” của các trung tâm điều trị cai nghiện Internet đã được đưa ra ánh sáng trong thời gian gần đây. Nhiều bệnh nhân quá hoảng loạn đến nỗi tìm tới cái chết.

Cuối tháng 7/2017, một cậu bé 16 tuổi tự sát bằng cách nhảy từ tầng 5 của một trại điều trị tại thành phố Tây An phía Bắc Trung Quốc sau vài tháng điều trị tại đây.

Tháng 9/2016, một cô bé 16 tuổi tỉnh Hắc Long Giang phía Đông Bắc Trung Quốc giết hại mẹ đẻ và treo cổ tự sát sau khi bị đưa vào trại cai nghiện Internet 4 tháng.

Trong vụ việc gần đây nhất, một học viên 18 tuổi đã chết vì đa chấn thương tại một trại điều trị nghiện Internet ở tỉnh An Huy tháng 8 năm ngoái.

Bộ Y tế Trung Quốc năm 2009 đã yêu cầu một trung tâm tại tỉnh Sơn Đông ngừng sử dụng liệu pháp sốc điện sau khi gần 3.000 thanh thiếu niên đã phải trải qua liệu pháp này – lí do là chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy liệu pháp này có hiệu quả chữa nghiện Internet. Đầu năm 2017, Trung Quốc cam kết chấm dứt hoàn toàn liệu pháp này trên toàn quốc.

Trong bối cảnh số thanh thiếu niên nghiện Internet tiếp tục gia tăng, các chuyên gia khuyến nghị chính quyền trung ương cần thanh sát toàn bộ các trại cai nghiện Internet và thống nhất liệu pháp điều trị có căn cứ khoa học.

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành dự thảo luật hồi tháng 1 năm ngoái, cấm các hình thức trừng phạt bằng sốc điện, hành hạ thân thể để “điều trị” chứng nghiện Internet của thanh thiếu niên. Dự thảo luật này hiện đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

Các trại dạy trẻ hư mà chủ yếu là cai nghiện Internet và game đã mọc lên vô khối trên khắp Trung Quốc bất chấp đã có nhiều vụ việc học viên tử vong. Hiện có hơn 300 trại điều trị kiểu quân sự tại Trung Quốc, trong đó có nhiều trại hoạt động chui.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.