Trục xoay của châu Á trong giáo dục bậc cao

GD&TĐ - Châu Á đang mau chóng trở thành một thành viên quan trọng trong hệ thống GD bậc cao toàn cầu. 

SV châu Á
SV châu Á
Nhu cầu về GD ngày càng cao ở các nước châu Á cùng với các khoản đầu tư lớn vào các trường ĐH cho thấy những cơ hội và cả những thách thức. Gần đây, các quốc gia châu Á Thái Bình Dương đã có một số bước đi mang tính hệ thống có khả năng hợp tác trong các hệ thống GD bậc cao.
Tiềm năng hợp tác

Tại một cuộc họp ở Vladivostok (Nga) vừa qua, lãnh đạo các quốc gia trong Diễn đàn hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (APEC) đã đưa ra một tuyên bố nhằm thúc đẩy hợp tác GD bậc cao xuyên biên giới. 

Tuyên bố này thể hiện một lịch trình cụ thể cho APEC để nuôi dưỡng “sự tăng trưởng đột phá của những mạng lưới SV, các nhà nghiên cứu, nhà cung cấp GD tạo dựng nên các cộng đồng khoa học, kỹ thuật và ngôn ngữ”.

Đây không phải là khu vực đầu tiên kêu gọi sự hợp tác về học thuật như vậy. Trong vòng thập kỷ qua, châu Âu đã làm việc để hướng tới việc tạo ra một khu vực GD bậc cao chung. 

Đó là “Tiến trình Bologna”, công nhận về bằng cấp và chuyển đổi tín chỉ xuyên biên giới, tăng cường các chương trình học thuật đa quốc gia và sự di chuyển của SV giữa các nước.

Điều mà các nhà lãnh đạo APEC đề xuất mới chỉ là bước đầu tiên. Vẫn còn một đoạn đường dài phải đi trước khi khu vực châu Á Thái Bình Dương có một tiến trình giống như Bologna. 

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo tập trung vào một tiêu chuẩn riêng, nhằm thúc đẩy sự đi lại linh hoạt của SV, các nhà nghiên cứu và các tổ chức GD. 

Tuy nhiên, những vấn đề về công nhận bằng cấp và sự tương thích của các chương trình học thuật… không được đưa ra, có lẽ đây là sự hợp tác khó đạt được nhất. 

Vào tháng 8/2013, một cuộc họp khác ở Kuala Lumpur (Malaysia) đã diễn ra về chủ đề này. Cuộc họp có sự góp mặt của các học giả, quan chức chính phủ, lãnh đạo các trường ĐH đến để thảo luận về cách tạo ra một khung quy định APEC cho GD bậc cao xuyên biên giới.

Cuộc họp trên đã khiến những người tham gia cho rằng GD bậc cao trong khu vực APEC có thể đem lại kết quả tốt và sẽ có chất lượng ngang bằng hoặc vượt trội châu Âu.

Các thành viên của APEC đã trở thành những cỗ máy kinh tế. Khu vực này hiện chiếm 55% GDP toàn cầu, 44% thương mại và 40% dân số thế giới. 

Hơn nữa, các thành viên của diễn đàn APEC bao gồm một loạt các hệ thống GD bậc cao uy tín trong đó có Australia, Canada, Hàn Quốc, Nga và Mỹ (mặc dù còn một số rào cản cần vượt qua trước khi Mỹ có thể tham gia đầy đủ). 

Ngoài ra còn có một số quốc gia với các hệ thống mới nổi với nhu cầu về GD bậc cao tăng nhanh nhưng chưa đủ đáp ứng, dù đã có đầu tư lớn từ chính phủ như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Còn những rào cản

Thậm chí với tiềm năng trên, vẫn còn những rào cản lớn tại nhiều quốc gia phải vượt qua trước khi có các hoạt động xuyên biên giới. Hầu hết các cuộc thảo luận tại cuộc họp ở Malaysia là về việc tự do hóa chính sách thương mại để tạo điều kiện cho sự thông suốt hơn về GD xuyên biên giới, tuy nhiên chưa có những đề xuất chắc chắn được đưa ra. 

Trong khi một số quốc gia quan tâm đến việc mở cửa biên giới thì một số quốc gia khác lại do dự về việc cho phép quá nhiều SV quốc tế hay các nhà cung cấp GD nước ngoài áp đảo hệ thống đang phát triển trong nước của mình.

Những xu hướng kinh tế hiện tại cho thấy các cường quốc kinh tế của thế kỷ sau sẽ tập trung quanh Thái Bình Dương chứ không phải Đại Tây Dương. 

Điều này có nghĩa là Mỹ và các quốc gia phương Tây khác cần phải chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lai của mình hiểu và tham gia vào các vấn đề ảnh hưởng tới khu vực Thái Bình Dương. 

Sự chuẩn bị này đòi hỏi một sự định hướng tầm quốc gia – một tầm nhìn GD bậc cao của trục xoay châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ - theo đó nhấn mạnh vào nhu cầu tạo ra một dòng chảy SV lớn hơn giữa các quốc gia ở Thái Bình Dương, không chỉ SV châu Á đến Mỹ mà SV Mỹ cũng học tại các quốc gia Thái Bình Dương.

Theo Chronicle

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.