Trợ cấp xã hội HS,SV "đứng im" bất chấp trượt giá

Trợ cấp xã hội HS,SV "đứng im" bất chấp trượt giá

(GD&TĐ)-Nghị định 49 của Chính phủ có hiệu lực từ 7/1/2010 đã tháo gỡ một phần khó khăn cho các cơ sở giáo dục ĐH. Với mức học phí được tăng theo lộ trình từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, các trường có điều kiện đầu tư nhiều mặt từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, việc Nhà nước cấp bù phần miễn, giảm học phí cho đối tượng được miễn giảm đã xóa bỏ được sự bất hợp lý  mà bấy lâu nay các trường phải gánh chịu.

>>>HSSV chỉ được hưởng miễn giảm học phí tại 1 trường

>>>Quy định mới về việc miễn giảm học phí

Chính sách cho vay tín dụng đã giúp nhiều HSSV khó khăn tiếp tục học tập. Ảnh: internet
Chính sách cho vay tín dụng đã giúp nhiều HSSV khó khăn tiếp tục học tập.

Đặc biệt, vừa qua, việc Bộ GD&ĐT ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 49 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí mới đã giúp các trường ĐH giải quyết những vướng mắc, lúng túng chưa giải quyết được trong suốt nửa học kỳ I để thực hiện những quy định về học phí, chính sách ưu đãi...

Tuy nhiên, vấn đề thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh sinh viên, cụ thể, về những chính sách ưu đãi giáo dục đào tạo; học bổng khuyến khích học tập; trợ cấp xã hội; cho vay tín dụng với HSSV... vẫn còn không ít những vướng mắc và cả những vấn đề bất hợp lý khiến nhiều trường lúng túng trong triển khai thực hiện.

Những vấn đề này đã được đại diện nhiều trường ĐH đưa ra tại Hội thảo về chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên do Bộ GD&ĐT tổ chức diễn ra tại Yên Bái vừa qua.

Cần cụ thể, chi tiết hơn

Nhiều vướng mắc gặp phải trong thực tế quá trình triển khai chính sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo đã được đại diện Học viện Ngân hàng đặt câu hỏi tại hội thảo: Đối tượng là con nuôi người có công với cách mạng, khi kiểm tra hồ sơ, Học viện nhận thấy nhiều trường hợp không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn được UBND xã ký quyết định công nhận. Với những trường hợp này có được xem là hợp pháp và có cơ sở để giải quyết chế độ không? Trường hợp con của người có công đang học ở một trường ĐH khác đã được giải quyết chế độ ưu đãi nhưng bỏ học hoặc bị cho thôi học, sau đó tiếp tục thi ĐH và trúng tuyển có được tiếp tục thực hiện chế độ ưu đãi ở trường mới không? Trường hợp con của người có công học cao đẳng, đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp nhưng thi trượt tốt nghiệp thì có được tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi không? (Thông tư 16 không đề cập đến trường hợp không được công nhận tốt nghiệp).

Đại diện ĐH Huế thì cho rằng, theo quy định trước đây, con của gia đình thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% hoc phí; nhưng quy định mới hiện hành (NĐ 49/2010/NĐ-CP) thì con của gia đình hộ nghèo nếu không phải là dân tộc thiểu số sẽ không được miễn giảm. Điều này làm cho sinh viên con gia đình hộ nghèo vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Đối với con thương binh, con của những người hưởng chính sách như thương binh đều được miễn học phí nhưng con của người hoạt động kháng chiến bị nhiệm chất độc hóa học nếu bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt mới được miễn học phí.

Việc thực hiện chính sách miễn giảm học phí của các trường trên cả nước có khác nhau dẫn đến thắc mắc từ HSSV. ĐH Đà Nẵng đưa ra ví dụ: có những trường hợp hai anh em cùng đi học ĐH nhưng người học ở TP.HCM thì được miễn học phí còn người học ở miền Trung thì không. Nguyên nhân bởi người tham mưu thực hiện chính sách hiểu cụm từ "xã đặc biệt khó khăn"  khác nhau dẫn đến việc không thống nhất trong việc thực hiện chính sách miễn giảm học phí. Việc này, nhiều khi đã gây ra những vụ kiện tụng từ sinh viên với nhà tru

Mức trợ cấp xã hội có còn phù hợp?

Bên cạnh việc miễn, giảm học phí, các chính sách ưu đãi, học bổng khuyến khích học tập, chính sách tín dụng đào tạo là một phần quan trọng của chủ trương đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục.

Tuy nhiên, theo ĐH Huế thì mức trợ cấp xã hội cho HSSV theo quy định hiện nay là quá thấp (140.000 đồng/tháng đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng cao và xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; 100.000 đồng/tháng đối với các đối tượng còn lại). Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan tham mưu đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hợp lý hơn; đồng thời cần có một khoản dự toán riêng, không nên trích ra từ ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục của các trường.

Cũng theo ĐH Huế, hiện nhiều trường phải bỏ qua việc thực hiện chế độ trợ cấp xã hội cho sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, bởi sinh viên thuộc diện hộ nghèo được trợ cấp theo quy định phải là “vượt khó học tập”, nhưng chưa có chuẩn nào để gọi là “vượt khó học tập”. Thêm một lý do khiến đối tượng này dễ bị thiệt thòi là tiền trợ cấp xã hội không có một khoản riêng mà được trích từ ngân sách hằng năm nên trường nào có đông sinh viên thuộc gia đình nghèo (7,5% ở ĐH Huế) thì việc cho trợ cấp sẽ làm thâm hụt ngân sách cho các khoản chi khác.

Cùng mối băn khoăn tương tự, đại diện của học viện Ngân hàng cho biết, Bộ GD&ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể các tiêu chí như thế nào là “vượt khó học tập” nên Học viên chưa triển khai thực hiện trợ cấp xã hội đối với đối tượng này. Học viện Ngân hàng đề nghị Nhà nước sớm ban hành văn bản thực hiện trợ cấp xã hội thay thế cho thông tư số 53/1998/TTLT. Việc chi trả trợ cấp xã hội nên chuyển về địa phương cấp trực tiếp cho đối tượng được hưởng như việc cấp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí .. quy định trong NĐ 49 để giảm sức ép về kinh phí cho các nhà trường, đồng thời việc cho trả sẽ chặt chẽ hơn và đúng đối tượng.

Cũng liên quan đến vấn đề trợ cấp xã hội, ĐH Bách khoa TP.HCM kiến nghị, các đối tượng nhận trợ cấp xã hội hầu hết gắn với các đối tượng được miễn giảm học phí, nên có thể ban hành quy định mới về thực hiện trợ cấp xã hội cho sinh viên tương tự như đối với cách thực hiện miễn giảm học phí được quy định tại NĐ 49.

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.