Triển lãm 3D về báo chí Việt Nam

GD&TĐ - Triển lãm trực tuyến 3D 'Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945' do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thực hiện được mở cửa từ 21/6.

Triển lãm 3D về báo chí Việt Nam

Triển lãm trực tuyến 3D “Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thực hiện được mở cửa từ 21/6 tại địa chỉ: https://archives.org.vn/baochi.

Triển lãm giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, đầu báo và được bố cục làm 2 phần.

Trong đó, phần “Những cột mốc làng báo” giới thiệu một số dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam từ khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ đến trước năm 1945 gắn liền với việc ban hành và thực thi những văn bản pháp quy tiêu biểu cũng như các đầu báo nổi bật của từng thời kỳ.

Máy chữ đầu thế kỷ XX.

Máy chữ đầu thế kỷ XX.

Còn phần “Ấn loát và lưu hành” giới thiệu những tài liệu, hình ảnh về một số vấn đề gắn liền với công tác phát hành và lưu hành báo chí, gồm có giấy in, nhà in, lưu chiểu, bán báo và quảng cáo.

Luật tự do báo chí ban hành tại Nam Kỳ ngày 12/9/1881.

Luật tự do báo chí ban hành tại Nam Kỳ ngày 12/9/1881.

Tờ quảng cáo nhà in Tân Dân của ông Vũ Đình Long tại phố Hàng Bông.

Tờ quảng cáo nhà in Tân Dân của ông Vũ Đình Long tại phố Hàng Bông.

Qua đây, công chúng được tìm hiểu về chủ trương của chính quyền đương thời, báo chí và hoạt động báo chí thời kỳ thuộc địa qua nhiều tư liệu giá trị được lựa chọn từ các khối tài liệu đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cũng như sưu tầm từ các thư viện, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhất là, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và nhà sưu tầm sách báo Nguyễn Phi Dũng đã có nhiều đóng góp quý báu cho triển lãm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...