Triển khai Chương trình mới ở miền núi Quảng Nam nhiều tín hiệu lạc quan

GD&TĐ - Tại huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), sau 1 tuần triển khai học chương trình mới, bước đầu một số trường đã nhận được những tín hiệu khả quan.

Cô và trò Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
Cô và trò Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.

Năm học mới 2022-2023 chính thức bắt đầu, đối với thầy và trò ba khối lớp 3, 7 và 10, năm học này thực sự đặc biệt, vì đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới.

Tại huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), sau 1 tuần triển khai học chương trình mới, bước đầu một số trường đã nhận được những tín hiệu khả quan.

Học sinh hào hứng với môn học trong chương trình mới

Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân địa bàn xã Trà Tân thuộc huyện Bắc Trà My, hiện có tổng 287 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 nằm rải rác trên 3 thôn. Trong đó có 2 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính. Số học sinh lớp 3 là 63 em. Tổng số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn trường là 180 em.

Thầy Nguyễn Bá Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân cho biết, để triển khai tốt chương trình SGK mới trong năm học mới cho khối lớp 3, ngay từ đầu năm học nhà trường đã họp chi bộ chỉ đạo cho nhà trường và các bộ phận trên cơ sở công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên.

Các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.

Các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.

Đồng thời, kết hợp với ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã, tuyên truyền vận động phụ huynh nắm bắt chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt trong đó có chương trình SGK mới đối với lớp 3 song được sự quan tâm của UBND huyện Bắc Trà My, Phòng GD&ĐT đã hỗ trợ nguồn kinh phí cho nhà trường mua sách giáo khoa lớp 3. Hiện nay các em đủ sách giáo khoa lớp 3 để học.

Theo thầy Hùng, với chương trình mới các em học sinh là trung tâm, còn giáo viên là người gợi mở, cho các em tự sáng tạo, chủ động trong vấn đề học tập, đây là năm thứ 3 thực hiện Chương trình GDPT mới năm 2018 cho nên cán bộ quản lý và giáo viên đã qua các lớp tập huấn và chuẩn bị tâm thế rất kĩ càng và chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học giáo viên thực hiện tốt việc này.

“Hầu hết các giáo viên của trường đều đã giảng dạy lâu năm đều có kinh nghiệm cho nên việc tìm tòi thêm kiến thức mới để áp dụng vào bài giảng không có khó khăn gì. Hiện nay đa số giáo viên giảng dạy giáo án điện tử có các hình ảnh minh hoạ để học sinh tự chủ động và khám phá. Sau 1 tuần học chương trình mới đối với lớp 3 các em tự khám phá kiến thức, tự sáng tạo, chủ động, tôi nhìn thấy các em dạn hơn, cởi mở hơn và tự tin hơn trong học tập”, thầy Hùng chia sẻ.

Theo thầy Hùng, hiện nay nhà trường đảm bảo số lượng giáo viên trên các lớp học và dạy đủ các bộ môn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với thiết bị Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện bổ sung kinh phí mua sắm cho nhà trường, hiện nay thiết bị lớp 3 tương đối đảm bảo. Đáp ứng yêu cầu dạy học cho học sinh nơi đây.

Phòng đọc sách của các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.

Phòng đọc sách của các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.

Còn tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, năm học 2022-2023 là trường có tổng số học sinh 318 em. Trong đó, lớp 3 là 62 em học sinh. Toàn trường có 214 em là đồng bào dân tộc thiểu số.

Thầy Trần Bảo Tú – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho hay, để đáp ứng chương trình SGK mới, trước năm học 2022-2023 trường đã chuẩn bị đủ phòng học lớp 3 để bố trí 100% học sinh lớp 3 được học 2 buổi/ngày. Đồng thời thực hiện SGK lớp 3, tổ chức cho 100% học sinh lớp 3 mượn SGK để học và cho giáo viên dạy lớp 3 để nghiên cứu, giảng dạy.

“Trường cũng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị đủ SGK, dụng cụ học tập, quán triệt đến phụ huynh nên và không nên mua những loại vở bài tập dùng cho học sinh tham khảo tại trường hoặc tại nhà”, thầy Tú thông tin.

Theo thầy Tú, qua các tiết học, hầu hết giáo viên đã quen dần nội dung, chương trình SGK mới, thầy cô giáo đã chủ động xây dựng kế hoạch môn học và hoạt động giáo dục, chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, chủ động nghiên cứu phần mềm dạy học trực tuyến ELearning, tham gia tập huấn xây dựng kế hoạch bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

“Giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện trang trí lớp học đảm bảo hài hòa, thẩm mĩ, chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng dạy học qua đó giúp học sinh có ý thức hơn trong học tập. Giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nên các em học sinh rất ham thích tham gia học tập. Ngoài ra, giáo viên đã linh hoạt tích hợp, lồng ghép những nội dung, kiến thức ngoài SGK vào kế hoạch bài dạy làm cho bài dạy hay, phong phú hơn giúp học sinh chủ động hơn trong học tập”, thầy Tú cho hay.

Bảo đảm giáo viên dạy đủ các môn học cho học sinh các khối lớp

Đại diện Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho biết, sau 1 tuần thực hiện chương trình mới, hầu hết các em học sinh lớp 2, lớp 3 học chương trình SGK mới đã quen thuộc với nội dung, phương pháp học tập mới nên các em dễ dàng tiếp cận với phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên.

“Hiện tại, nhà trường không thiếu giáo viên, đảm bảo giáo viên dạy đủ các môn học cho học sinh các khối lớp. Một số tiết tăng cường Tiếng Việt, ôn luyện thêm Tiếng Việt, Toán, tiết đọc thư viện và giáo dục kỹ năng sống thì nhà trường vận động giáo viên dạy thêm 1 đến 2 tiết để đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày" thầy Tú thông tin.

Ông Nguyễn Thanh Tú – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My thông tin, toàn huyện có 42 điểm trường chính, 15 mầm non, 11 tiểu học, 10 trung học cơ sở, 3 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở và 90 điểm trường lẻ, trong đó 57 mầm non, 30 tiểu học và 3 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Các em học sinh vui vẻ đá bóng trong lúc giải lao.

Các em học sinh vui vẻ đá bóng trong lúc giải lao.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, đối với bậc tiểu học, THCS, ngành giáo dục huyện Bắc Trà My đã tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đảm bảo để thực hiện chương trình.

“Để hỗ trợ cho học sinh toàn huyện, huyện đã cấp kinh phí để mua SGK cho tất cả học sinh trên toàn huyện mượn. Đến nay, học sinh đều đã được cấp sách đầy đủ trong năm học mới.

Đối với cơ sở vật chất, các trường đã tận dụng tối đa những đồ dùng dạy học sẵn có theo chương trình cũ. Đồng thời, nhà trường đã tăng cường làm mới đồ dùng dạy học, sử dụng phù hợp với từng nội dung bài học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục”, ông Tú cho biết.

Trang thiết bị vui chơi và học tập của các em luôn được quan tâm đầu tư.

Trang thiết bị vui chơi và học tập của các em luôn được quan tâm đầu tư.

Vị đại diện ngành giáo dục huyện Bắc Trà My cho hay, hiện đơn vị đang tiếp tục rà soát quy hoạch đầu tư nâng, cấp, sửa chữa để các đơn vị đủ phòng chức năng theo quy định, đáp ứng yêu cầu đổi mới, xóa dần điểm lẻ... Đồng thời đảm bảo đầy đủ giáo viên dạy ở các điểm trường nhất là ở các điểm trường lẻ, để tham gia dạy các môn học cho học sinh các khối lớp, nhằm đáp ứng đủ điều kiện theo chương trình GDPT mới.

Năm học mới 2022-2023 toàn huyện Bắc Trà My có 11.726 học sinh. Cụ thể, cấp mầm non là 3.033 học sinh; cấp tiểu học là 5.224 học sinh, cấp THCS là 3.469 học sinh. Trong đó, số học lớp lớp 3 là 1.062 học sinh và lớp 7 là 798 học sinh.

Để hỗ trợ cho học sinh trong năm học mới, huyện Bắc Trà My đã cấp kinh phí để mua SGK cho tất cả học sinh trên toàn huyện mượn. Đến nay, học sinh trên địa bàn đều đã được cấp đầy đủ sách để học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.