Trẻ sơ sinh bị rôm sảy và tất tật những điều mẹ cần biết

Để mau chóng “quét sạch” chúng đi, cũng như ngăn không cho tình trạng rôm sảy quay trở lại, mẹ cần ghi nhớ những vấn đế quan trọng sau.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy và tất tật những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy do đâu?

Hãy thử tưởng tượng, dưới da chúng ta là một hệ thống “cống rãnh”, bài tiết mồ hôi ra ngoài để làm mát bề mặt da và cơ thể, vào những ngày tiết trời oi nóng thì mồ hôi lại đặc biệt tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, không giống như người lớn chúng ta, da trẻ nhỏ đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm cho nên hệ thống này cũng “yếu ớt” hơn rất nhiều, do đó chúng không thể “đẩy” hết nước ra ngoài bề mặt da được, từ đó gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến mồ hồi, nguyên nhân chủ yếu gây ra rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay chất cặn bã bịt kín khiến da trẻ nổi lên nhiều mẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nên hiện tượng rôm sảy ở trẻ.

Tre so sinh bi rom say va tat tat nhung dieu me can biet - Anh 1

Trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy vào những ngày trời oi nóng

Triệu chứng trẻ bị rôm sảy

Hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ rất dễ được nhận biết vì chúng xuất hiện thành từng mảng và tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như sau đầu, cổ, vai, ngực, trán và lưng. Khi mắc rôm sảy, dưới da trẻ thường xuất hiện các mụn nước. Sau đó, nổi mẩn đỏ và gây ngứa cho trẻ. Thậm chí, khi trẻ gãi nhiều, những nốt mẩn đó biến thành mụn mủ và nhọt.

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh Tắm mát cho trẻ sơ sinh

– Tắm rửa thường xuyên cho bé bằng nước mát, không nên dùng nước ấm hoặc nước nóng. Mẹ có thể dùng khăn ướt chườm mát cho bé ở những vùng da nổi rôm sảy.

– Khi tắm cho trẻ sơ sinh, nếu muôn dùng sữa tắm, mẹ nên chọn loại sữa tắm dịu-nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5). Hoặc mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất hay chè xanh

– Sau khi tắm, lau khô người cho trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé, nhất là các vùng da có nổi mẩn đỏ.

Không nên đưa trẻ ra ngoài khi trời đang nắng gắt

Tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt (từ 10 giờ đến 15 giờ), nếu có việc phải ra ngoài vào lúc đó thì nên đội mũ rộng vành, mặc áo quần che kín làn da của bé.

Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ cần mặc quần áo thoáng mát, màu sáng, không bó sát người cho bé, tốt nhất là chất liệu vải phải từ 100% cotton, không dùng vải len, sợi tổng hợp vì chúng không thấm hút mồ hôi và dễ gây kích ứng da cho bé, khiến tình trạng rôm sảy có thể trở nên nặng thêm.

Đồng thời, khi trẻ ra mồ hôi thì mẹ nên lau khô cho bé ngay nhé.

Không gian xung quanh bé cần thoáng đãng và mát mẻ

Phòng của bé cần phải thông thoáng, để tránh tình trạng mồ hôi ra nhiều hơn, mẹ có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu phòng bé có gắn điều hòa thì mẹ nên chỉnh nhiệt độ phòng của bé ở mức 27-28 độ C, nhưng đừng chỉnh nhiệt độ thấp hơn vì việc này có thể khiến cho bé gặp phải những bệnh về đường hô hấp.

Vấn đề ăn uống đối với trẻ bị rôm sảy

Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội. Còn đối với các bé vẫn còn bú mẹ thì mẹ cần phải ăn uống điều độ, tránh ăn đồ nóng và uống nhiều nước bao gồm nước lọc, các loại nước trái cây

Không nên cho bé cào hoặc gãi

Việc này sẽ giúp phòng tránh tình trạng viêm da hoặc nhiễm trùng do do trẻ cào, gãi mà gây ra. Hãy cắt ngắn móng tay, móng chân của trẻ để bé không thể làm trầy xước da mình khi gãi hoặc nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ.

=> Rôm sảy ở trẻ sơ sinh khi được chăm sóc tốt sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Nhưng nếu mẹ nhận thấy tình trạng này của trẻ không thuyên giảm sau 10 ngày hoặc có xu hưỡng nặng thêm thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Có nên dùng phần rôm cho trẻ sơ sinh để phòng rôm sảy?

Một lưu ý quan trọng mà mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh đó là không nên dùng phấn rôm khi trẻ đang bị rôm sảy. Phấn rôm có thể giữ cho con bạn thơm tho cả ngày nhưng đồng thời nó cũng sẽ khiến cho các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, khiến cho tình trạng rôm sảy nặng thêm, thậm chí là có thể gây ra nhiễm khuẩn da cho bé.

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ không nên thoa phấn rôm lên da bé

Cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ sơ sinh

– Không nên ủ trẻ quá kĩ hay mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.

– Hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi trời đang nắng gắt,

– Thường xuyên tắm nước mát và uống đủ nước (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi).

– Nên chọn các loại quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, tạo không gian thoáng mát cho trẻ nghỉ ngơi và vui chơi.

– Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi khô ở những nơi thoáng đãng, có ánh nắng trực tiếp, không có nhiều bụi bẩn.

– Luôn giữ cho da trẻ được khô ráo và thoáng mát.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ