Trẻ có nên uống nhiều sữa?

Trẻ có nên uống nhiều sữa?

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada, mặc dù sữa tươi chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của xương nhưng quá nhiều sữa có thể làm giảm hàm lượng sắt trong cơ thể trẻ.

Trẻ càng uống nhiều sữa, hàm lượng ferritin càng giảm (Ảnh: MH)
Trẻ càng uống nhiều sữa, hàm lượng ferritin càng giảm (Ảnh: MH)

Trong khi đó, sắt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Thiếu sắt có thể dẫn tới nhiều vấn đề về vận động.

Tiến sĩ Jonathon Maguire tại Bệnh viện St. Michael (Toronto) đã tìm ra mối liên hệ giữa lượng sữa trẻ tiêu thụ với hàm lượng vitamin D và sắt trong cơ thể chúng. Nghiên cứu được tiến hành trên 1.300 trẻ, trung bình từ 2-5 tuổi. Trong đó, các nhà khoa học tiến hành khảo sát lượng thời gian trẻ hoạt động ngoài trời, sắc tố da, chỉ số khối cơ thể và thói quen uống sữa bằng chai hay bằng cốc của chúng (trẻ uống bằng chai có xu hướng tiêu thụ nhiều sữa hơn).

Xét nghiệm máu cho thấy những trẻ uống nhiều sữa hơn có hàm lượng vitamin D trong cơ thể tăng nhưng hàm lượng sắt lại giảm so với các trẻ khác.

Sau khi phân tích các chỉ số, nhóm nghiên cứu kết luận trẻ chỉ nên uống 2 cốc sữa mỗi ngày. Như vậy, lượng vitamin D và sắt đều được bổ sung ở mức có lợi cho cơ thể. Uống 3 hoặc nhiều hơn 3 ly sữa một ngày khiến hàm lượng ferritin (chỉ số đo hàm lượng sắt trữ trong cơ thể) trong máu giảm nhẹ. Trẻ càng uống nhiều sữa, hàm lượng ferritin càng giảm.

"Uống nhiều sữa hơn không mang lại nhiều lợi ích về vitamin D mà còn khiến lượng sắt tích trữ trong cơ thể trẻ giảm xuống"- Tiến sĩ Maguire nhận định.

Khuyến cáo mới này đòi hỏi một cách suy nghĩ khác với các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người coi sữa là thành phần chính trong chế độ ăn của trẻ.

Lộc Hà (Theo kienthuc)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.