Trao giải Thử thách Nhà bảo vệ Môi trường trẻ lần thứ IV

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 1/4, Trường Đại học Quốc tế (ĐHQG TPHCM) phối hợp Đại học Deakin (Australia) tổ chức cuộc thi Thử thách Nhà bảo vệ Môi trường trẻ lần thứ IV.

Đội Garyy Lee của Trường THPT Đinh Thiện Lý, Quận 7, TPHCM đạt giải Nhất cuộc thi.
Đội Garyy Lee của Trường THPT Đinh Thiện Lý, Quận 7, TPHCM đạt giải Nhất cuộc thi.

Ô nhiễm nước, đất, không khí và chất thải luôn là những vấn đề được xã hội quan tâm chú ý.

Năm 2019, Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM đã phối hợp cùng ĐH Deakin (Úc) tổ chức thành công cuộc thi Sáng kiến Bảo vệ Hành tinh Xanh với rất nhiều đề tài thú vị, nhiều ý tưởng sáng kiến từ học sinh các trường trung học phổ thông (THPT) trong cả nước.

Cuộc thi không chỉ tạo sân chơi cho học sinh, giúp các em củng cố kiến thức về môi trường, thể hiện khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, mà còn giúp truyền cảm hứng, nâng cao ý thức của các bạn trẻ và đưa ra các giải pháp hữu ích thiết thực trong việc bảo vệ môi trường.

Năm 2021-2022, ban tổ chức quyết định mở rộng sân chơi, ngoài vòng thi bán kết tại Việt Nam, đội xuất sắc nhất sẽ đại diện đất nước thi đấu với các đội học sinh THPT của nhiều nước khác như Malaysia, Sri Lanka ở Vòng Chung kết Quốc tế.

Sau thành công của 3 mùa, năm nay cuộc thi tiếp tục được phát động từ 16/12/2022. Cuộc thi diễn ra trong hơn 4 tháng và được chia làm 3 giai đoạn, thu hút gần 70 thí sinh tham gia gửi ý tưởng. Các thí sinh đăng ký cuộc thi theo hình thức nhóm, đội với 4 thành viên của cùng một trường.

Các đội thực hiện một video clip có độ dài từ 10-15 phút để trình bày ý tưởng, đề xuất sáng kiến, đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường tại Việt Nam. 8 đội xuất sắc nhất với các video clip được chia sẻ trên kênh Youtube đã được ban giám khảo chọn vào vòng chung kết và sẽ có 20 phút thuyết trình bằng tiếng Anh trước ban giám khảo.

Một trong 8 đội thi tại vòng chung kết đang trình bày phần thi của mình trước ban giám khảo.

Một trong 8 đội thi tại vòng chung kết đang trình bày phần thi của mình trước ban giám khảo.

Sau một ngày tranh tài tại vòng chung kết, kết quả Giải nhất thuộc về đội Garyy Lee của Trường THPT Đinh Thiện Lý, Quận 7, TPHCM. Giải Nhì thuộc về đội K.E.L của Trường Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức, TPHCM. Giải 3 thuộc về đội Peach and Psss của Trường THPT Đinh Thiện Lý, TPHCM. Giải của ban tổ chức trao cho nhóm CVT. Journey của Trường THPT chuyên Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Chia sẻ sau khi giành Giải Nhất cuộc thi, đại diện nhóm Garyy Lee của Trường THPT Đinh Thiện Lý cho biết nguyên nhân nhóm chọn đề tài thú vị về nguyên liệu cách âm thân thiện môi trường từ phế phẩm nông nghiệp là do Việt Nam rất nhiều tài nguyên này.

"Nghiên cứu của nhóm em nhằm tập trung vào việc tìm kiếm và chế tạo vật liệu cách âm từ các phế phẩm nông nghiệp như xơ dừa, bã mía và vỏ đậu phộng nhằm tạo ra vật liệu cách âm thân thiện với môi trường.

Bã mía được xử lý và bị loại bỏ lignin, và kết hợp chúng với xơ dừa và bột vỏ đậu phộng theo các tỉ lệ 3:7, 5:5, 7:3 về khối lượng để chế tạo vật liệu cách âm. Kết quả thử nghiệm cho thấy vật liệu được chế tạo từ xơ dừa và bã mía, bã mía và vỏ đậu phộng có khả năng hấp thụ âm thanh tốt hơn xốp khoảng 10%.

Ngoài ra, kết quả cũng cho ra được khả năng cách âm của các vật liệu được làm từ xơ dừa và bã mía, bã mía và vỏ đậu phộng sẽ khác nhau tùy theo cường độ âm thanh. Qua những thí nghiệm cho thấy vật liệu có tỉ lệ 3:7 có khả năng cách âm tốt nhất, với % cách âm lớn nhất là 46,4% khả năng cách âm”- đại diện nhóm cho biết.

Quang cảnh buổi thi tranh tài xếp hạng tại vòng chung kết.

Quang cảnh buổi thi tranh tài xếp hạng tại vòng chung kết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.