Trang phục mai táng giúp xác phân hủy nhanh chóng

Trang phục mai táng vĩnh hằng giúp đẩy nhanh quá trình phân huỷ xác chết, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể và thúc đẩy tốc độ vận chuyển dinh dưỡng đến các loài thực vật.
Jae Rhim Lee thuyết trình về trang phục mai táng vĩnh hằng trong một hội thảo. Ảnh: Youtube.
Jae Rhim Lee thuyết trình về trang phục mai táng vĩnh hằng trong một hội thảo. Ảnh: Youtube.

Infinity Burial Suit, hay trang phục mai táng vĩnh hằng, là bộ quần áo liền thân may cùng bào tử nấm giúp phân huỷ xác chết do nghệ sĩ Jae Rhim Lee ở Mỹ lên ý tưởng thiết kế. Jae Rhim Lee mở công ty mang tên Coeio tại New York để chuyên sản xuất loại trang phục này, Take Part hôm 9/2 đưa tin.

Theo trang web của Coeio, bộ quần áo được thêu bằng loại sợi đặc biệt pha với bào tử nấm vĩnh hằng. Khi được chôn xuống đất, bào tử nấm có tác dụng làm sạch xác chết chứa độc tố ở các tế bào hoặc cơ quan nội tạng.

Lee cho rằng cơ thể người là bộ lọc và nơi lưu trữ độc tố từ môi trường. Mục tiêu của thiết kế là loại bỏ độc tố theo cách bền vững và có lợi cho môi trường, khắc phục những hạn chế của các hình thức mai táng khác.

Mai táng theo cách thông thường đòi hỏi những cỗ quan tài làm từ gỗ. Tính riêng tại Mỹ, lượng gỗ dùng để đóng quan tài hàng năm lên đến 30 triệu tấm, theo Scientific American.

Trong quá trình xử lý thi hài trước khi chôn cất, người ta cũng sử dụng nhiều hóa chất ướp xác độc hại như chất gây ung thư formaldehyde, và chúng có thể thấm vào đất sau khi chôn. Việc hỏa táng trên nước Mỹ cũng thải 246.240 tấn CO2 vào không khí mỗi năm.

Trong khi đó, trang phục Infinity Burial Suit có mức giá 999 USD không chỉ thân thiện với môi trường mà còn rẻ hơn so với chi phí mai táng (1.181 USD vào năm 2014) và hoả táng (trung bình 6.087 USD) ở Mỹ.

Theo vnexpress
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.