Trái đất đối mặt hàng trăm cuộc "viếng thăm" của thiên thạch

Dữ liệu hình ảnh mới nhất của NASA cho chúng ta thấy: trong vòng 20 năm trở lại đây, Trái đất đã phải đối mặt với hàng trăm cuộc “viếng thăm” của các thiên thạch nhỏ tới từ vũ trụ.

Ít ai ngờ, Trái đất luôn bị lăm le tấn công bởi các thiên thạch nhỏ tới từ ngoài vũ trụ
Ít ai ngờ, Trái đất luôn bị lăm le tấn công bởi các thiên thạch nhỏ tới từ ngoài vũ trụ
Mới đây, chương trình NEO (Near Earth Objet) của NASA đã công bố một tấm bản đồ ghi lại số lượng thiên thạch nhỏ “tấn công” Trái đất trong giai đoạn từ 1994 – 2013. Kết quả khiến rất nhiều người phải giật mình, bởi lẽ chúng ta đều cho rằng Trái đất rất an toàn không bao giờ bị làm phiền bởi những yếu tố tới từ bên ngoài vũ trụ.
Trên thực tế, đã có tới 556 quả cầu lửa khác nhau bay vào bầu khí quyển của Trái đất và phân bổ rộng rãi trên toàn cầu trong vòng 20 năm. Số liệu này được thống kê và ghi lại nhờ các máy cảm biến của NASA đặt tại nhiều khu vực khác nhau.
Bản đồ cho thấy Trái đất liên tục bị các thiên thạch tấn công 2
Tấm bản đồ thiên thạch được NASA công bố

Theo bản đồ này, các thiên thạch nhỏ bay vào Trái đất rất đa dạng về thời gian va chạm, mức độ và sức công phá. Màu sắc của các chấm nhỏ biểu thị thời gian các thiên thạch "viếng thăm" hành tinh xanh. 

Độ to, nhỏ của các chấm tròn được ghi lại dựa trên năng lượng chúng giải phóng ra khi tới hành tinh của chúng ta. Để tính toán được số liệu này, các chuyên gia NASA căn cứ vào bức xạ quang học của thiên thạch mà các máy cảm biến thu nhận được.

Bản đồ cho thấy Trái đất liên tục bị các thiên thạch tấn công 3
Cụ thể, những chấm nhỏ nhất trên bản đồ tượng trưng cho các thiên thạch với mức năng lượng tỏa ra khoảng 1 GJ (GJ là Giga Joules, tương đương 1 tỷ Joules). Chấm tròn to nhất từng được ghi lại mang năng lượng cỡ hơn 1 triệu GJ, bằng sức công phá của 1 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Bản đồ cho thấy Trái đất liên tục bị các thiên thạch tấn công 4
Năng lượng mà các thiên thạch này mang theo là rất lớn!
Tuy nhiên, điều may mắn là Trái đất được bảo vệ bởi bầu khí quyển. Vì vậy, hầu hết các thiên thạch nhỏ trên bốc cháy và biến mất khi còn chưa kịp chạm tới mặt đất.
Trường hợp ngoại lệ duy nhất được ghi nhận là vụ va chạm nổi tiếng của thiên thạch Chelyabinsk năm 2013. Thiên thạch này đã phá vỡ cửa kính của khoảng 7.200 tòa nhà tại 6 thành phố của Nga và làm bị thương 1.500 người.
Bản đồ cho thấy Trái đất liên tục bị các thiên thạch tấn công 5
Thiên thạch Chelyabinsk lao thẳng xuống nước Nga năm 2013
Các chuyên gia của NASA cho hay, với tấm bản đồ này, họ có thể tính toán và dự báo trước những vụ va chạm với các thiên thạch nhỏ trong tương lai. Từ đó, NASA sẽ có thêm những kế hoạch hợp tác với các nước khác trong công cuộc bảo vệ sự an toàn của Trái đất.
Đồng thời, việc phân tích những sự kiện trong quá khứ có thể tạo điều kiện cho họ tìm ra được đặc điểm, quy luật vận động vũ trụ hoàn toàn mới.
Theo kenh14

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ