Trà xanh từ lâu đã trở thành nét văn hóa được yêu chuộng của người Việt Nam, rất dễ dàng để bắt gặp hình ảnh một ấm trà xanh trong mọi gia đình, từ thôn quê đến thành thị.
Trà xanh được làm từ cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis, là một loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên theo chuyên gia sức khỏe, không phải uống trà xanh lúc nào cũng tốt.
Không uống trà xanh trong những thời điểm sau
Buổi sáng sớm
Trà xanh có tác dụng giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.
Khi đói
Bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu hay còn gọi là hiện tượng "say trà".
Ngay sau bữa ăn
Trà xanh rất là tốt cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào sử dụng trà cũng tốt đâu bạn nhé. Bởi trà xanh có nhiều axit tanna. Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho các protein và sắt có trong thức ăn kết hợp với axit tanna trong trà sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn.
Sau khi ăn thịt dê, thịt chó
Đối với các loại thực phẩm giàu đạm như thịt dê và thịt chó. Nếu sau khi ăn mà uống trà ngay thì các axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein để tạo thành tannalbin. Tannalbin là thành phần có tác dụng giữ nước, không tốt cho đại tiện. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến táo bón và không tốt cho sức khỏe.
Thời điểm "vàng" để uống trà xanh
Thời điểm tốt nhất để thu được những lợi ích của trà xanh là giữa các bữa ăn và không phải lúc bụng đói. Bạn nên uống nó ít nhất 2 giờ trước và 2 giờ sau bữa ăn.
Uống trà xanh ở những thời điểm này sẽ giúp đảm bảo các catechin (chất chống oxy hóa) không phản ứng với các casein có trong protein động vật hoặc sữa. Nếu bạn uống trà xanh trong bữa ăn sẽ làm giảm thiểu lượng chất dinh dưỡng và ức chế sự hấp thụ sắt và khoáng chất từ thực phẩm.
Nghiên cứu tại trường Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy, mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà (loại cốc 250 ml) là vừa đủ. Trà xanh sẽ cung cấp cho bạn các dưỡng chất và hợp chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.
Uống trà xanh trước khi tập luyện
Uống trà xanh có thể giúp đốt cháy nhiều chất béo. |
Trước khi tập luyện, uống trà xanh có thể giúp đốt cháy nhiều chất béo hơn nhờ sự có mặt của caffeine. Caffeine tăng cường năng lượng sẽ giúp bạn tập thể dục trong một thời gian dài hơn.
Uống trà xanh hai giờ trước khi đi ngủ
Caffein là một chất kích thích trong trà xanh đã được chứng minh làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Nó cũng chứa một acid amin gọi là L-Theanine khiến bạn tỉnh táo và tập trung tốt hơn, đó là lý do tại sao bạn không nên uống trà xanh vào ban đêm.
Thay vào đó, uống trà xanh vào buổi tối, bởi vì đây là thời gian quá trình trao đổi chất của bạn thấp và uống trà sẽ làm tăng sự trao đổi chất của bạn.
Cách hãm trà xanh
Lá dùng để pha trà phải là những là bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Sau đó bạn nên rửa sạch, để ráo nước và vò sơ trước khi pha.
Vò qua lá chè, sau đó cho vào trong ấm, đổ nước sôi ngập lá trà để tráng sơ trà. Sau đó đổ hết nước tráng trà đi rồi đổ nước sôi vào đầy ấm và đậy kín nắp. Nên ủ trà bằng ấm đất hay các bình sứ được ủ nóng.