TP Hồ Chí Minh đề xuất cho phép bán rượu bia tại quán ăn tùy thuộc cấp độ dịch từng địa bàn

GD&TĐ - Chiều ngày 15/11, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo cung cấp thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố trong những ngày qua.

Thông tin về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh (Ban chỉ đạo) Phạm Đức Hải cho hay, tính đến 18h ngày 14/11, có 448.010 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố, bao gồm 447.469 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 541 trường hợp nhập cảnh.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh.

Hiện thành phố đang điều trị 12.179 bệnh nhân (BN), trong đó: 646 trẻ em dưới 16 tuổi, 258 BN nặng đang thở máy, 11 BN can thiệp ECMO. Trong ngày 14/11: có 1.150 BN nhập viện, 713 BN xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 263.548), 45 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 17.202 người).

Về tiêm chủng, đến ngày 14/11, đã có 7.854.546 mũi 1 và 5.954.127 mũi 2 được tiêm cho người dân TP Hồ Chí Minh.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồng Tâm cho biết, số ca F0 trong tuần vừa qua có sự gia tăng, hầu hết ở các quận - huyện vùng ven và là công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong các KCX, KCN và một số khu nhà trọ.

Về tỷ lệ số ca F0 đang điều trị cách ly tại nhà, có khoảng 47.000 ca trên tổng số 64.000 ca, chiếm 73%. Do vậy, ngành y tế thành phố đã tăng cường các trạm y tế lưu động tại các quận - huyện, TP Thủ Đức. Đồng thời, các khu cách ly tập trung tại các địa phương cũng đang có kế hoạch tăng cường trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu cách ly ở tầng 1.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã và đang có những chỉ đạo sát sao các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố có sự chuẩn bị, sẵn sàng trước tình hình diễn biến phức tạp và đề phòng số ca F0 có tăng cao trong thời gian tới.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng. Ảnh: Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng. Ảnh: Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh.

Không phải F0 nào cũng có thể sử dụng túi thuốc C

Trước phản ánh một số F0 không được chăm sóc, điều trị sau khi liên lạc với một số cơ sở y tế; nhiều bệnh nhân không nhận được túi thuốc điều trị, đặc biệt là túi thuốc C, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho hay, Sở đã nắm bắt được tình hình này và lập tức có văn bản nhắc nhở các địa phương. Đồng thời, thành lập 10 đoàn kiểm tra để đánh giá thực tế, hướng dẫn, chấn chỉnh các địa phương.

Chiều 13/11, Sở Y tế đã mời 22 Giám đốc Trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức để quán triệt lại việc chăm sóc F0 tại nhà, nhất là các F0 đủ điều kiện nhận túi thuốc C mà chưa được cấp kịp thời. Nếu địa phương, trạm y tế không phát thuốc cho bệnh nhân thì sẽ bị xử lý theo quy định.

Phó Giám đốc Sở Y tế thông tin thêm, trừ túi thuốc A, các túi thuốc B, C là 2 túi thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và không phải F0 nào cũng có thể sử dụng.

“Túi thuốc C chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và sự đồng thuận của bệnh nhân; chống chỉ định đối với bệnh nhân F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lý nền về gan, thận…”, ông Hưng nhấn mạnh.

Tính đến chiều ngày 13/11, số túi thuốc còn là hơn 20.000 liều cho bệnh nhân (chưa kể số liều đã phát cho các cơ sở y tế mà chưa phát cho F0), TP đủ thuốc để cung ứng cho F0 có chỉ định sử dụng trong giai đoạn này.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh Lê Huỳnh Minh Tú. Ảnh: Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh Lê Huỳnh Minh Tú. Ảnh: Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh.

Đề xuất cho phép phục vụ rượu bia tại quán ăn tùy thuộc cấp độ dịch của từng địa bàn

Liên quan đến đề xuất cho phép các hàng quán trên địa bàn toàn thành phố được phép hoạt động trở lại và phục vụ rượu bia, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lê Huỳnh Minh Tú cho biết, hiện nay thành phố đang thực hiện thí điểm bán hàng ăn và rượu bia tại chỗ ở TP Thủ Đức và quận 7 đến hết ngày 15/11.

Sở cùng 2 địa phương này đã tổng hợp các đánh giá để báo cáo và đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh cho các địa bàn tiếp theo.

Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Minh Tú, đề xuất này áp dụng tùy thuộc vào cấp độ dịch của từng địa bàn để đảm bảo việc kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc cho phép bán rượu bia tại chỗ nhằm phục vụ đầy đủ hơn nhu cầu của người dân, chứ không phải cổ súy cho việc vi phạm quy định phòng chống dịch (giãn cách) và lạm dụng các chất có cồn.

Trả lời phản ánh về hoạt động của chợ tự phát xung quanh các chợ truyền thống, Phó Giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh, chủ trương của thành phố hiện nay không cho phép các chợ tự phát hoạt động, nhất là trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có biện pháp xử lý kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.