TP Hồ Chí Minh bảo đảm cung ứng hàng hóa, thực phẩm thiết yếu cho người dân

GD&TĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch bảo đảm cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn thành phố thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 86.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tinh thần “ai ở đâu thì ở đó”, không đi ra đường, không đi mua hàng trực tiếp

Kế hoạch này nhằm mục tiêu phát huy cao nhất năng lực của hệ thống phân phối của thành phố hiện có và các kênh cung ứng bổ trợ hàng hóa, lưu thông xuyên suốt từ việc tổ chức thu mua, vận chuyển hàng hóa về thành phố đến tổ chức phân phối cho người dân, không để chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, đồng thời, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên nguyên tắc thành phố không để người dân bị thiếu đói lương thực, thực phẩm.

Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu việc triển khai kế hoạch phải đồng bộ, tập trung, phát huy vai trò chủ động cao nhất của thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn cùng tham gia phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu cho người dân;

Đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin chính thống và kịp thời cho người dân về tình hình dịch bệnh và việc cung ứng hàng hóa trên địa bàn, qua đó tạo sự thống nhất trong nhận thức và tin tưởng, đồng thuận cùng thành phố thực hiện việc giãn cách xã hội để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Thành phố bảo đảm chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa phải được vận hành liên tục, ổn định. Người dân trên địa bàn thành phố thực hiện việc giãn cách xã hội theo tinh thần “ai ở đâu thì ở đó”, không đi ra đường, không đi mua hàng trực tiếp, chính quyền địa phương bảo đảm các phương thức phân phối hàng hóa, thực phẩm thiết yếu phù hợp đến người dân, không để bất kỳ người dân nào không có điều kiện tiếp cận, cung ứng hàng hóa, thực phẩm thiết yếu.

TP Hồ Chí Minh cần gần 11.000 tấn lương thực, thực phẩm mỗi ngày

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của khoảng 9,4 triệu dân, thành phố dự kiến cung cấp theo nhu cầu sử dụng bình quân các mặt hàng thiết yếu của người dân như sau: nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 ngày là 10.964 tấn/ngày trong đó có gạo, lương thực chế biến khô (mì, bún, phở...), thịt gia súc, thịt gia cầm, rau củ quả…

Nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 tuần (7 ngày) là 76.747 tấn. Nhu cầu tiêu dùng bình quân 15 ngày là 164.460 tấn. Ngoài ra, nhu cầu thiết yếu về nước uống của dân ước đạt 19 triệu lít/ngày (566 triệu lít/tháng). Các mặt hàng chống dịch gồm có khẩu trang: 628.969 cái/ngày; nước sát khuẩn (loại 0,5 lít): 239.596 chai/ngày (7,2 triệu chai/tháng).

TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức cung ứng, đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hóa lương thực vào thị trường thành phố và tổ chức phân phối hàng hóa, thực phẩm cho người dân theo hình thức phù hợp, vừa kiểm soát việc di chuyển, lưu thông trên đường tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, vừa đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận, cung ứng kịp thời hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ dân trên địa bàn thành phố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ Trường Mầm non Thành Phố (Quận 3) tham gia tiết mục đồng diễn thể dục tại ngày hội phát triển Giáo dục mầm non chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: MA

Học lịch sử trên sân trường

GD&TĐ - Những ngày tháng 4/2025 trở nên sôi động khi học sinh từ mầm non đến THPT tại TPHCM có khoảng thời gian quý giá để cảm nhận về lịch sử dân tộc.

TS.BS Huỳnh Công Nhật Nam trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.

Dự đoán biểu hiện gen của ung thư

GD&TĐ - Số lượng bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng, đặt ra những thách thức trong việc quản lý bệnh một cách hiệu quả, chính xác, chi phí phù hợp.