TP Hồ Chí Minh: Bàn giao "Nhà tình nghĩa" cho gia đình có công với cách mạng

GD&TĐ - Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp các cơ quan tổ chức trên địa bàn TP tổ chức Lễ bàn giao “Nhà tình nghĩa” cho gia đình bà Lê Thị Tôn trú tại huyện Cần Giờ.

Đại diện lãnh đạo các đơn vị bàn giao “Nhà tình nghĩa” cho bà Lê Thị Tôn.
Đại diện lãnh đạo các đơn vị bàn giao “Nhà tình nghĩa” cho bà Lê Thị Tôn.

Ngày 6/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội gia đình Liệt sĩ Việt Nam tại TPHCM, huyện Cần Giờ và Quỹ hỗ trợ xây dựng Môi trường Xanh Việt Nam tổ chức  Lễ bàn giao “Nhà tình Nghĩa”  cho gia đình bà Lê Thị Tôn ngụ tại Ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TPHCM.

Được biết, bà Lê Thị Tôn (có con trai là Liệt sĩ) thuộc diện gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Bình Khánh. Biết được những khó khăn của gia đình bà Tôn, Quỹ Hỗ trợ xây dựng Môi trường Xanh Việt Nam đã hỗ trợ 60 triệu đồng để sửa chữa lại căn nhà mà gia đình bà đang sinh sống.

Căn nhà được khởi công sửa lại từ tháng 3/2022 đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng diện tích 62 mét vuông.

Tại buổi lễ bàn giao, ông Trần Thế Tuyển, Phó Chủ tịch Hội gia đình Liệt sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình Liệt sĩ TPHCM đã chúc mừng, động viên gia đình bà Tôn. Đồng thời mong muốn khi đã có chỗ ở ổn định, gia đình bà Tôn sẽ nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế thoát khỏi cảnh nghèo khó hiện tại.

Đại tá Nguyễn Văn Tiến, Phó Chính uỷ Bộ đội biên phòng TP Hồ Chí Minhtặng quà cho gia đình bà bà Lê Thị Tôn.

Đại tá Nguyễn Văn Tiến, Phó Chính uỷ Bộ đội biên phòng TP Hồ Chí Minhtặng quà cho gia đình bà bà Lê Thị Tôn.

Cũng trong ngày hôm nay, Bộ Chỉ huy BĐBP HCM đã tiếp nhận 75 triệu đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn VsetGoup, để xây dựng 1 căn nhà “Ngôi nhà mơ ước” và hỗ trợ phương tiện sinh kế cho các hộ gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại tỉnh Quảng Trị. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021-2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...