Trong bài phát biểu công khai đầu tiên sau khi Quốc hội đã thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại Thủ tướng Michel Barnier - đánh dấu nhiệm kỳ ngắn nhất của một thủ tướng trong lịch sử hiện đại của Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích Mặt trận Bình dân Mới (NPF) cánh tả và phe đối lập Tập hợp Quốc gia (RN) cánh hữu vì vai trò của họ trong vụ lật đổ, gọi liên minh của họ là "mặt trận chống Cộng hòa".
Bất chấp lời kêu gọi từ chức từ phe đối lập, Tổng thống Macron tuyên bố, ông sẽ tại vị cho đến năm 2027, khẳng định sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ba năm còn lại ông tại vị, và loại trừ khả năng tổ chức bầu cử thủ tướng mới cho đến ít nhất là tháng 7/2025, theo hiến pháp Pháp.
Hiến pháp của nước này không yêu cầu tổng thống phải từ chức sau khi chính phủ của ông bị lật đổ.
Vào tháng 6/2024, Tổng thống Macron cũng tuyên bố ý định sẽ tiếp tục tại vị cho đến tháng 5/2027, bất kể kết quả của cuộc bầu cử quốc hội bất thường vào mùa hè mà ông kêu gọi.
Vào thời điểm đó, Marine Le Pen, nhân vật đứng đầu RN, đã nói rằng, chỉ có việc Tổng thống Macron từ chức mới có thể tránh được một quốc hội treo trong ba năm còn lại của nhiệm kỳ của ông.
Tổng thống Macron đã bổ nhiệm Barnier, một người bảo thủ 73 tuổi và là cựu đàm phán viên Brexit, làm thủ tướng vào tháng 9/2024, khiến NPF tức giận, đảng mà ông Macron đã sử dụng để gạt RN sang một bên.
Chính phủ thiểu số do Tổng thống Macron hậu thuẫn đã giữ lấy quyền lực bằng cách kích động cả hai bên chống lại nhau kể từ đó.
Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi Thủ tướng Barnier đề xuất ngân sách an sinh xã hội, trong đó ông cố gắng cắt giảm chi tiêu 40 tỷ euro (41,87 tỷ đô la) và tăng 20 tỷ euro tiền thuế để giải quyết thâm hụt lớn.
RN đe dọa sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm trừ khi nội các đưa ra một số nhượng bộ đối với "ranh giới đỏ" của mình.
Theo Politico, Pháp là nền kinh tế lớn thứ hai trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu nhưng có "một núi nợ", trong khi "chính phủ của nước này chưa bao giờ mong manh như thế này cũng như quốc hội của nước này chưa bao giờ chia rẽ đến thế trong một thế hệ".
Ông Barnier sẽ tiếp tục giữ chức Thủ tướng lâm thời cho đến khi Tổng thống Macron có thể bổ nhiệm người thay thế.
Tổng thống Pháp mất gần hai tháng để làm như vậy sau cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 7/2024. Một cuộc bỏ phiếu khác không phải là một lựa chọn, vì hiến pháp Pháp cấm điều này cho đến khi ít nhất một năm đã trôi qua.
Mặc dù khối của ông Macron về thứ hai trong cuộc bầu cử, tổng thống vẫn là người có toàn quyền bổ nhiệm thủ tướng, mặc dù về mặt chính thức, thủ tướng không nhất thiết phải là ứng cử viên của đảng chiếm ưu thế.