Tổng thống Mỹ Donald Trump: “Ngòi nổ” tấn công Iran được rút vào phút chót

GD&TĐ - Tổng thống Trump đã phê chuẩn cuộc tấn công quân sự vào Iran nhằm trả đũa cho việc nước này đã bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ. Tuy nhiên, vào phút chót, ông đã rút lại lệnh tấn công, sau một ngày căng thẳng leo thang.

Không ai rõ vì sao Tổng thống Donald Trump rút lại lệnh tấn công Iran
Không ai rõ vì sao Tổng thống Donald Trump rút lại lệnh tấn công Iran

Rập rình chiến sự

Sau các cuộc thảo luận và tranh luận căng thẳng tại Nhà Trắng giữa các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu và các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ, theo một số quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn các cuộc tấn công vào một số mục tiêu của Iran, như radar và tên lửa. Các hoạt động quân sự đã bắt đầu triển khai giai đoạn đầu: Máy bay đã ở trên không, tàu chiến vào vị trí, tuy nhiên, chưa có tên lửa nào được bắn ra trước khi ông Trump rút lại lệnh.

Sự đảo ngược đột ngột đã tạm dừng những gì được coi như hành động quân sự thứ ba của Tổng thống đối với các mục tiêu ở Trung Đông. Trước đó, ông Trump đã hai lần tấn công vào các mục tiêu ở Syria, vào năm 2017 và 2018.

Không rõ việc đình chỉ tấn công chỉ đơn giản là do ông Trump đã thay đổi suy nghĩ, hay do cuộc tấn công cần thay đổi vì lý do hậu cần hay lý do chiến lược; cũng không ai rõ liệu các cuộc tấn công có tiếp tục hay không.

Khi được hỏi về kế hoạch đình công và quyết định giữ lại, Nhà Trắng cũng như các quan chức Lầu Năm Góc từ chối bình luận. Vị quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ, người đã thông báo lý do kế hoạch quân sự này là để đáp trả vụ chiếc máy bay không người lái giám sát trị giá 130 triệu USD của Mỹ bị một tên lửa đất đối không của Iran bắn hạ vào sáng thứ Năm vừa qua, yêu cầu giữ kín danh tính để đảm bảo yêu cầu bí mật.

Cuộc tấn công dự kiến sẽ diễn ra ngay trước bình minh thứ Sáu để giảm thiểu rủi ro cho quân đội Mỹ và dân thường Iran. Tuy nhiên, các quan chức quân đội Mỹ đã nhận được lệnh ngừng tấn công, ít nhất là tạm thời.

Sự cố chồng lên sự cố

Trước đó, các quan chức hai nước đã trao đổi các cáo buộc về vị trí của máy bay không người lái khi nó bị phá hủy bởi một tên lửa đất đối không được phóng từ bờ biển Iran dọc theo Vịnh Oman. Không có sự nhất quán trong ý kiến từ các cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump về việc có nên đáp trả về mặt quân sự hay không. Các quan chức hành chính cấp cao cho biết, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh quốc gia John R. Bolton và Giám đốc C.I.A. Gina Haspel ủng hộ việc tiến hành phản ứng quân sự. Nhưng các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cảnh báo rằng tăng nhiệt một hành động như vậy có thể dẫn đến sự leo thang với rủi ro cho các lực lượng Mỹ trong khu vực.

Sự cố bắn hạ máy bay không người lái càng làm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước tăng nhiệt, sau khi ông Trump đổ lỗi cho Iran tầu công tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz, tuyến đường thủy quan trọng đối với phần lớn việc vận chuyển dầu lửa thế giới. Iran đã bác bỏ cáo buộc đó.

Iran cũng thông báo rằng họ sẽ sớm vi phạm một trong những giới hạn chính mà họ đã đồng ý trong một hiệp ước năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của mình.

Điều gì sẽ đến?

Hôm thứ Năm, ông Trump đã nhấn mạnh rằng, máy bay do thám không người lái của Mỹ đang bay trên vùng biển quốc tế khi nó bị tên lửa Iran bắn hạ. Chính phủ Iran tranh cãi quyết liệt và khẳng định rằng máy bay không người lái của Mỹ đã đi lạc vào không phận Iran. Iran công bố tọa độ GPS của chiếc máy bay là ở khoảng cách tám dặm ngoài khơi bờ biển của Iran, nghĩa là bên trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ biển mà Iran tuyên bố là lãnh hải của họ.

Việc Iran phá hủy máy bay không người lái dường như mang lại sự thúc đẩy cho các quan chức trong chính quyền Trump, vốn từ lâu đã có nhiều đề xuất một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran, bao gồm khả năng các hành động quân sự có thể trừng phạt chế độ này vì ủng hộ khủng bố và các hành vi gây bất ổn khác trong khu vực.

Trong khi đó, Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Majid Takht - Ravanchi đã viết trong một lá thư gửi Hội đồng Bảo an rằng máy bay không người lái đã bỏ qua các cảnh báo vô tuyến lặp đi lặp lại trước khi bị bắn hạ. Ông nói rằng, Tehran không tìm kiếm chiến tranh, nhưng ông quyết tâm mạnh mẽ bảo vệ đất đai, vùng biển và không gian của Iran.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.