Tổng kết thực hiện dự án truyền thông về giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

GD&TĐ - Mới đây, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.

Hội nghị được tổ chức hình thức trực tuyến.
Hội nghị được tổ chức hình thức trực tuyến.

Tới dự và chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn; tham dự có đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Những con số “biết nói”

Theo báo cáo, Bộ TT&TT đã phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” cho 63 Sở TT&TT.

Theo đó, Bộ đã chỉ đạo xuất bản 2 cuốn tài liệu "Hệ thống văn bản quản lý CTMTQG giai đoạn 2016-2020 phục vụ công tác quản lý" để phổ biến, áp dụng trong toàn ngành TT&TT.

Bộ đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, Hội Nhà báo Việt Nam phát động Cuộc thi báo chí viết về xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tích cực tham gia cuộc thi, tăng cường thông tin, tuyên truyền về cuộc thi; tập huấn cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền về Chương trình.

Bộ cũng đã tham gia tổ chức thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên báo in, xuất bản phẩm với tổng số gần 2.000 tác phẩm (các thể loại báo chí) và xuất bản 5 đầu sách tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới để phát hành đến các xã trên toàn quốc…

Đối với dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Bộ TT&TT đã tổ chức tập huấn; ban hành các văn bản hướng dẫn, điều hành thực hiện Dự án hằng năm cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững;

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản;

Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác; Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở; Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương…

Đề xuất định hướng truyền thông về giảm nghèo cho giai đoạn mới

Cũng tại Hội nghị, Bộ TT&TT đã đề xuất định hướng mục tiêu truyền thông và giảm nghèo về thông tin truyền thông giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, mục tiêu chính trong thời gian tới là truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo đồng thuận của toàn xã hội về công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện cung cấp thông tin và nội dung thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người dân, nhất là hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận thông tin thiết yếu.

Hội nghị còn được lắng nghe ý kiến của các địa phương trên cả nước về công tác truyền thông giảm nghèo bền vững, đặc biệt là việc chuyển đổi số gắn với các việc thực hiện các CTMTQG trong giai đoạn mới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết, CTMTQG giai đoạn 2021-2025 sẽ gặp khó khăn về kinh phí, do vậy các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương cần phải lựa chọn kỹ các chương trình, dự án thuộc CTMTQG để đầu tư sao cho hiệu quả, thiết thực.

“Hiện các Sở TT&TT đã quan tâm đến các chương trình, dự án thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG xây dựng nông thôn mới, các Sở cần bắt đầu thực hiện chuyển đổi số gắn với việc thực hiện các CTMTQG trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn mới phải thay đổi nhận thức, triển khai đạt hiệu quả. Về chủ trì 2 chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên là Bộ NNPTNT, Bộ LĐTBXH cần thống nhất nội dung đề xuất, ưu tiên bố trí vốn Trung ương và địa phương để thực hiện chương trình”-  Thứ trưởng đề nghị.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ TT&TT có liên quan đến chương trình khẩn trương hoàn thiện các nhiệm vụ còn lại; hoàn thiện đề xuất các tiêu chí, nội dung, cách làm cho giai đoạn mới. Hướng dẫn cách làm cho các Sở TT&TT để chuẩn hóa cách làm, đặc biệt ưu tiên các địa phương miền núi gặp nhiều khó khăn...

"Đây là bài viết tuyên truyền về truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.