Tôn vinh các tác phẩm Báo chí xuất sắc


3 giải A cho nhóm tác giả: Ngô Mai Phong, Đinh Công Thắng (báo Lao động) với tác phẩm “Cuộc chiến chống than lậu ở Quảng Ninh”; nhóm tác giả: Lê Văn Phúc, Nguyễn Tuyết Yến, Hồ Minh Khánh (VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam) với tác phẩm “Tìm mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp”; nhóm tác giả Minh Thu, Lê Kiệt (Đài PTTH Đồng Nai) với tác phẩm “Cảnh báo nạn bạo hành trẻ em”.
Tối 21/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ 3 năm 2008.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; lãnh đạo Bộ, ngành cùng đông đảo cơ quan báo chí tới dự:

Giải báo chí Quốc gia năm 2008 đã nhận được 977 tác phẩm báo chí thuộc 8 thể loại giải của 83 đơn vị trong cả nước, trong đó có 42 Liên chi hội, Chi hội và cơ quan báo chí TW, tăng 9 đơn vị so với năm 2007 và 41 HNB địa phương. Đơn vị tham dự nhiều nhất là HNB TP.HCM với 60 tác phẩm. Số lượng tác phẩm của cộng tác viên cũng tăng với con số là 26.

Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nhận định: Các tác phẩm dự giải đã thực hiện đúng các tiêu chí đề ra trong hướng dẫn tuyển chọn, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành và địa phương, đồng thời phản ánh trung thực các sự kiện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước. Nhiều tác phẩm đi sâu giới thiệu những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển, các biện pháp chống lạm phát và hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; công tác xây dựng Đảng, cải cách hành chính, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh chống các thế lực thù địch...

Vòng chấm sơ khảo đã chọn ra 146 tác phẩm vào vòng chung khảo. Hội đồng chung khảo Giải báo chí Quốc gia đã làm quyết định trao giải cho 80 tác phẩm, gồm 3 giải A, 12 giải B, 37 giải C và 28 giải khuyến khích báo chí.

Chúc mừng các nhà báo cũng như những người đang làm việc trong các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 84 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: "Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen và diễn biến mau lẹ, vai trò của báo chí  đối với xã hội càng trở nên quan trọng hơn, trách nhiệm của báo chí đối với đất nước, với nhân dân càng nặng nề hơn. Báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà còn phải phản ánh kịp thời, phân tích, đánh giá đúng mức, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân và định hướng dư luận xã hội về các sự kiện, vấn đề thời sự trong nước và trên thế giới...

Trách nhiệm to lớn nặng nề ấy đòi hỏi báo chí  của chúng ta phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa cả về lực lượng, trình độ kỹ thuật công nghệ, quy mô, uy tín xã hội. Trước mắt, báo chí của chúng ta cần phải nỗ lực cùng đất nước vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kịp thời phát hiện và cổ vũ những sáng kiến, kinh nghiệm của các địa phương, đơn vị, các doanh nghiệp, tập thể lao động trong việc khắc phục khó khăn, tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất, bảo đảm việc làm và đời sống cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2009, tạo đà đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn...”

Linh Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...