Theo đó, hiện tốc độ phát thải carbon của con người đang cao gấp 10 lần bất kỳ giai đoạn tăng nhiệt tự nhiên nào trong lịch sử 66 triệu năm qua, thậm chí vượt xa giai đoạn xảy ra đại hồng thủy cách đây 55,8 triệu năm. Điều này có thể đẩy con người vào giai đoạn nguy hiểm chưa từng có giống như những gì xảy ra trong trận đại hồng thủy trên mà giới khoa học gọi là PETM, trong đó nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng hơn 50C trong vòng một vài nghìn năm khiến các sinh vật biển tuyệt chủng.
Thực tế, khi Trái Đất ấm lên 10C trong hai thế kỷ vừa qua đặc biệt là 50 năm trở lại đây đã kéo theo một loạt hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão lớn gây thiệt hại khôn lường, các đợt bão gia tăng do mực nước biển dâng hay hạn hán trên diện rộng. Với mức độ xả thải như hiện nay, tính tới năm 2100, dự đoán nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng từ 3 đến 40C, vì vậy PETM đã và đang được nghiên cứu kỹ lưỡng như một kịch bản có thể xảy ra do những ảnh hưởng của ô nhiễm carbon.
Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học chưa thể xác định tốc độ khí carbon được xả ra môi trường dưới các dạng như khí CO2 hay khí methane từ đáy đại dương trong suốt thời gian qua. Điều này sẽ gây cản trở cho việc xác định một khoảng thời gian cụ thể khi PETM bắt đầu.