Tin tức báo in 23/9: Trượt đợt 1 xét tuyển, thí sinh vẫn còn cơ hội đỗ đại học

GD&TĐ - Dưới đây là tổng hợp tin bài mới và hay nhất sẽ ra trên báo giấy Giáo dục và Thời đại số 228 hôm nay 23/9.

Tin tức báo in 23/9: Trượt đợt 1 xét tuyển, thí sinh vẫn còn cơ hội đỗ đại học

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm việc tại Hoa Kỳ: Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục

Tiếp tục chương trình làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 21/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tham gia Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ và có một số cuộc gặp với các tổ chức, doanh nghiệp… (Trang 2)

Mở cánh cửa cho trò nghèo

Năm học 2022 – 2023, không ít cơ sở giáo dục đại học quyết định không tăng học phí. Cùng với đó, nhiều địa phương có chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh… (Trang 5)

Trượt đợt 1 xét tuyển: Thí sinh vẫn còn cơ hội nếu biết chọn lựa

Dù chưa kết thúc thời gian xác nhận nhập học đợt 1 (30/9) nhưng nhiều trường đã thông báo tuyển nguyện vọng bổ sung hàng trăm chỉ tiêu. Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, với bối cảnh tuyển sinh năm nay thì rớt xét tuyển đợt 1, thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội trúng tuyển… (Trang 6)

Giáo viên Hà Nội dạy học cho học sinh miền núi Mèo Vạc: Khoảng cách không thể làm khó thầy trò

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, một trường học tại Hà Nội đã cử giáo viên dạy trực tuyến cho toàn bộ học sinh ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang… (Trang 7)

Chuyện cả nhà dắt nhau đi học chữ ở biên giới Bù Đốp

Tại tổ Bàu Đỉa, thôn 7, xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp (Bình Phước) có một lớp học dành cho những người lần đầu tiên ê a học chữ. Điều đặc biệt ở đây là có nhiều gia đình, cả vợ chồng, con cái đều đi học… (Trang 8)

Sưu tập tranh, đừng biến mình thành con buôn

Người mua tranh ở Việt Nam thường không có chủ đề trọng tâm. Họ mua tất cả những gì họ thích, và cho là sẽ có giá. Trong khi để trở thành một nhà sưu tập, các yếu tố mang tính kinh tế chỉ là một vấn đề nhỏ trong các tiêu chí tối thiểu cần phải có… (Trang 11)

Tân sinh viên loay hoay tìm chỗ ở: Cẩn trọng với chiêu trò “cò mồi”

Thời điểm này tại TPHCM chỉ có một số trường có tân sinh viên bắt đầu nhập học. Thế nhưng so thiếu nguồn cung ký túc xá nên thị trường nhà trọ quanh các trường đại học đã và đang nóng lên từng ngày… (Trang 13)

Hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Hà Tĩnh “kêu cứu”

Sau gần 50 năm đưa vào vận hành khai thác, hồ Kẻ Gỗ - hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Hà Tĩnh đã bị xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão… (Trang 12)

Người dân tố bị lừa tiền đáo hạn ngân hàng

Người dân tin tưởng đưa tiền để N. đáo hạn ngân hàng và làm thủ tục vay lại. Thế nhưng nợ ngân hàng chưa trả, tiền cũng chẳng lấy lại được, bà con phải vay mượn thêm để trả nợ… (Trang 13)

“Rau bẩn” vào siêu thị: Cần xử lý nghiêm để bảo vệ nông nghiệp sạch

Những ngày qua, dư luận vô cùng bức xúc khi báo chí phanh phui sự việc rau trôi nổi ngoài thị trường được gắn mác VietGAP để đưa vào và bày bán trong các siêu thị có tiếng vốn được nhiều người dân tin tưởng… (Trang 14)

Bạn đọc đặt mua báo giấy của Báo Giáo dục và Thời đại xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:

* Phát hành tại Tòa soạn: 15 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội (024) 393965230- (024) 39398327- 0903297580;

* Cơ quan thường trú các tỉnh phía Nam: 322 Điện Biên Phủ, Q.10, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028) 38399638. Fax: (028) 38344299;

* Văn phòng liên lạc tại Cần Thơ: Số 41, Cách Mạng Tháng 8, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT&Fax: (0292) 3815411;

* Văn phòng đại diện các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên tại Đà Nẵng: 265B Hoàng Diệu, quận Hải Châu. Điện thoại: (0236) 3574323. Fax: (0236) 3572528;

* Văn phòng đại diện khu vực Việt Bắc tại Thái Nguyên: số 19, đường Nha Trang, phường Trưng Vương, TP.Thái Nguyên ĐT: 0913025537;

* Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ: số 2/5, đường Nguyễn Biểu, TP.Hà Tĩnh. ĐT: 0913294462;

* Văn phòng đại diện khu vực Tây Bắc: Số 30, đường Hoàng Công Chất, phường Mường Thanh, TP.Điện Biên Phủ. ĐT: 0914830171.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ