Time: 10 câu chuyện quốc tế nổi bật nhất năm 2011

Time: 10 câu chuyện quốc tế nổi bật nhất năm 2011

(GD&TĐ) – Năm 2011 sắp qua đi hãy cùng điểm lại những câu chuyện thời sự gây chú ý nhất trên thế giới mà báo chí đăng tải nhiều nhất theo bình chọn của tạp chí TIME.

 1.	Cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập.Khi một người đàn ông trẻ tự thiêu trên một đường phố ở Tunisia, anh ta đã gào thét vì cuộc sống khó khăn dưới chế độ ngột ngạt mà mình đang sống. Chỉ trong vài tuần sau đó, sự phản đối của anh đã thổi bùng lên một cuộc cách mạng lan rộng khắp Trung Đông. Chịu ảnh hưởng nặng nhất là Ai Cập, chính quyền của Tổng thống Mubarak đã bị sụp đổ. 
 1. Cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập. Khi một người đàn ông trẻ tự thiêu trên một đường phố ở Tunisia, anh ta đã gào thét vì cuộc sống khó khăn dưới chế độ ngột ngạt mà mình đang sống. Chỉ trong vài tuần sau đó, sự phản đối của anh đã thổi bùng lên một cuộc cách mạng lan rộng khắp Trung Đông. Chịu ảnh hưởng nặng nhất là Ai Cập, chính quyền của Tổng thống Mubarak đã bị sụp đổ. 
2. Cái chết của Osama bin Laden. Vào đêm chủ nhật ngày 1.5.2011, Tổng thống Mỹ Obama đã có một tuyên bố được phát đi trên truyền hình về cái chết của Osama bin Laden – kẻ thù bị truy nã số 1 của Mỹ. Bin Laden đã bị phát hiện tại một khu nhà ở Abbottabad, Pakistan.
2. Cái chết của Osama bin Laden. Vào đêm chủ nhật ngày 1.5.2011, Tổng thống Mỹ Obama đã có một tuyên bố được phát đi trên truyền hình về cái chết của Osama bin Laden – kẻ thù bị truy nã số 1 của Mỹ. Bin Laden đã bị phát hiện tại một khu nhà ở Abbottabad, Pakistan.
2.	Thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản. Trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra vào ngày 11.3 ở Nhật đã kéo theo trận sóng thần khủng khiếp với sức tàn phá kinh hoàng. Gần 16.000 người được cho là đã chết và thiệt hại mà nó gây ra có thể lên tới hàng trăm tỉ USD. Không những vậy, những hỏng hóc tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã tạo ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân, tạo nỗi sợ hãi về sự nhiễm phóng xạ của nhiều người.
3. Thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản. Trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra vào ngày 11.3 ở Nhật đã kéo theo trận sóng thần khủng khiếp với sức tàn phá kinh hoàng. Gần 16.000 người được cho là đã chết và thiệt hại mà nó gây ra có thể lên tới hàng trăm tỉ USD. Không những vậy, những hỏng hóc tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã tạo ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân, tạo nỗi sợ hãi về sự nhiễm phóng xạ của nhiều người.
4. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu. Cuộc khủng hoảng đã tạo ra những bất ổn cho các nền kinh tế sử dụng đồng euro. Phản ứng với điều này, hàng chục ngàn người đã đổ xuống đường ở Athens, Hy Lạp và các nơi khác để biểu tình. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Tây Ban Nha. Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã buộc phải ra đi sau khi ông đã cố cự lại sau loạt sự cố về tình ái.
4. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu. Cuộc khủng hoảng đã tạo ra những bất ổn cho các nền kinh tế sử dụng đồng euro. Phản ứng với điều này, hàng chục ngàn người đã đổ xuống đường ở Athens, Hy Lạp và các nơi khác để biểu tình. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Tây Ban Nha. Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã buộc phải ra đi sau khi ông đã cố cự lại sau loạt sự cố về tình ái. Trong ảnh: Ông Silvio Berlusconi (phải)
5. Sự sụp đổ của ông Gaddafi. Sự cai trị kéo dài 4 thập kỷ của ông Gaddafi tại quốc gia bắc Phi nhiều dầu mỏ đã chấm dứt ngày 20.10.2011, tuy nhiên nhiều tháng trước khi ông Gaddafi chết là những cuộc giao tranh đẫm máu. Đầu tháng 3, những cuộc nổi dậy do cuộc cách mạng hoa nhài khởi xướng tại nước láng giềng Ai Cập và Tunisia đã lớn mạnh thành một cuộc nội chiến tại Libya. Trước tình hình này, Liên hợp quốc đã áp dụng nghị quyết để can thiệp. Các hoạt động tấn công của Nato đã bắt đầu từ tháng 4. Cuối cuộc giao tranh, ước tính có từ 20.000 tới 40.000 người Libya thiệt mạng, hàng trăm ngàn người phải đi tị nạn. Ngày 20.10 ông Gaddafi đã bị lực lượng biểu tình bắt và giết, thi thể ông đã được trưng bày tại một kho lạnh của một siêu thị tại Misratah trước khi được đem chôn.
5. Sự sụp đổ của ông Gaddafi. Sự cai trị kéo dài 4 thập kỷ của ông Gaddafi tại quốc gia bắc Phi nhiều dầu mỏ đã chấm dứt ngày 20.10.2011, tuy nhiên nhiều tháng trước khi ông Gaddafi chết là những cuộc giao tranh đẫm máu. Đầu tháng 3, những cuộc nổi dậy do cuộc cách mạng hoa nhài khởi xướng tại nước láng giềng Ai Cập và Tunisia đã lớn mạnh thành một cuộc nội chiến tại Libya. Trước tình hình này, Liên hợp quốc đã áp dụng nghị quyết để can thiệp. Các hoạt động tấn công của Nato đã bắt đầu từ tháng 4. Cuối cuộc giao tranh, ước tính có từ 20.000 tới 40.000 người Libya thiệt mạng, hàng trăm ngàn người phải đi tị nạn. Ngày 20.10 ông Gaddafi đã bị lực lượng biểu tình bắt và giết, thi thể ông đã được trưng bày tại một kho lạnh của một siêu thị tại Misratah trước khi được đem chôn.
6. Sức lan tỏa của cách mạng hoa nhài. Tại Tunisia và Ai cập, những cuộc biểu tình phổ biến của cuộc cách mạng hoa nhài đi cùng với việc lật đổ những vị độc tài cai trị lâu năm. Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy tương tự ở Syria và Yemen chưa diễn ra như vậy. Cả tổng thống Syria Bashar Assad và tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh đều lãnh đạo một xã hội phức tạp, bất ổn và củng cố sự cai trị của mình qua mạng lưới những nhân vật nằm ở hàng ngũ bộ trưởng, bộ lạc.
6. Sức lan tỏa của cách mạng hoa nhài. Tại Tunisia và Ai cập, những cuộc biểu tình phổ biến của cuộc cách mạng hoa nhài đi cùng với việc lật đổ những vị độc tài cai trị lâu năm. Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy tương tự ở Syria và Yemen chưa diễn ra như vậy. Cả tổng thống Syria Bashar Assad và tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh đều lãnh đạo một xã hội phức tạp, bất ổn và củng cố sự cai trị của mình qua mạng lưới những nhân vật nằm ở hàng ngũ bộ trưởng, bộ lạc.
7. Nạn đói tại Sừng châu Phi. Sừng châu Phi dường như là một trong những vùng bất ổn dai dẳng nhất thế giới với những cuộc nổi dậy, chủ nghĩa cực đoan của đạo Hồi và sự yếu ớt của chính quyền Somali ở Mogadishu. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn vào năm nay do trận hạn hán được cho là tồi tệ nhất trong 60 năm. Vào tháng 7, Liên hợp quốc đã tuyên bố tình trạng nạn đói ở hầu hết phía nam Somalia. Hàng trăm ngàn người Somali đói khổ đã chạy tới các trại tị nạn ở biên giới Kenya. Liên hợp quốc đánh giá số người thiệt mạng do nạn đói này có thể vào khoảng hàng chục ngàn người.
7. Nạn đói tại Sừng châu Phi. Sừng châu Phi dường như là một trong những vùng bất ổn dai dẳng nhất thế giới với những cuộc nổi dậy, chủ nghĩa cực đoan của đạo Hồi và sự yếu ớt của chính quyền Somali ở Mogadishu. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn vào năm nay do trận hạn hán được cho là tồi tệ nhất trong 60 năm. Vào tháng 7, Liên hợp quốc đã tuyên bố tình trạng nạn đói ở hầu hết phía nam Somalia. Hàng trăm ngàn người Somali đói khổ đã chạy tới các trại tị nạn ở biên giới Kenya. Liên hợp quốc đánh giá số người thiệt mạng do nạn đói này có thể vào khoảng hàng chục ngàn người.
8. Cuộc thảm sát tại Na Uy. Ngày 22.7, Na Uy đã trải qua một sự kiện kinh hoàng nhất kể từ thế chiến thứ 2. Tại Oslo, một quả bom xe đã phát nổ gần các tòa nhà chính phủ làm 8 người chết. Sau đó một trại hè của thanh thiếu niên của đảng Lao động tại hòn đảo Utoya đã bị một tay súng 32 tuổi tên là Anders Behring Breivik tấn công làm 69 người thiệt mạng.
8. Cuộc thảm sát tại Na Uy. Ngày 22.7, Na Uy đã trải qua một sự kiện kinh hoàng nhất kể từ thế chiến thứ 2. Tại Oslo, một quả bom xe đã phát nổ gần các tòa nhà chính phủ làm 8 người chết. Sau đó một trại hè của thanh thiếu niên của đảng Lao động tại hòn đảo Utoya đã bị một tay súng 32 tuổi tên là Anders Behring Breivik tấn công làm 69 người thiệt mạng.
Tổng thống Palestin Mahmud Abbas đưa tay vẫy
. 9. Giấc mơ trở thành một quốc gia của Palestin bị cản trở. Các nhà lãnh đạo Palestine năm  nay đã xuất hiện ở Liên hợp quốc để mong quê hương mình được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Đại hội đồng Liên hợp quốc, Israel và Mỹ đã cảnh báo đối với động thái này và cho rằng sự công nhận chỉ đạt được bằng cách phải có sự đàm phán trực tiếp với Israel trước. Nhưng người Palestine đang gặp phải khó khăn trong vấn đề này vì chính phủ cánh hữu của Israel của thủ tướng Benjamin Netanyahu không mặn mà về việc chính thức hóa hòa bình, đặc biệt là với sự mở rộng liên tục của Israel tại bờ Tây và đông Jerusalem. Ảnh: Tổng thống Palestin Mahmud Abbas đưa tay vẫy chào những người ủng hộ
10. Biểu tình chống hối lộ ở Ấn Độ. Anna Hazare, một nhà hạt động 74 tuổi ở Ấn Độ đã tiến hành một loạt các cuộc đấu tranh chống nạn hối lộ mà những người ủng hộ ông nói rằng đã lan rộng trong xã hội Ấn Độ. Những cuộc biểu tình này tạo áp lực lên chính phủ phải tạo ra một tổ chức độc lập có khả năng điều tra những nhân vật chính trị cao nhất, kể cả thủ tướng, để đưa nạn tham nhũng ra công lý.
10. Biểu tình chống hối lộ ở Ấn Độ. Anna Hazare, một nhà hạt động 74 tuổi ở Ấn Độ đã tiến hành một loạt các cuộc đấu tranh chống nạn hối lộ mà những người ủng hộ ông nói rằng đã lan rộng trong xã hội Ấn Độ. Những cuộc biểu tình này tạo áp lực lên chính phủ phải tạo ra một tổ chức độc lập có khả năng điều tra những nhân vật chính trị cao nhất, kể cả thủ tướng, để đưa nạn tham nhũng ra công lý.

Hà Châu (theo Time)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ