Tìm thấy phi công Liên Xô bị bắn hạ 30 năm trước ở Afghanistan

GD&TĐ - Một thông tin rất bất ngờ được đưa ra hôm thứ 6 từ đại tá Valeri Vostrotin, người từng chỉ huy Đại đội 9 Lữ đoàn Không vận độc lập 345 tại chiến trường Afghanistan 1988. Theo lời đại tá, một phi công quân đội Xô Viết đã từng bị bắn hạ trong thời gian tham chiến tại Afghanistan và mất thông tin liên lạc, nay đã được tìm thấy và có ý định muốn trở về quê hương.

Chiến đấu cơ Su-17 làm nhiệm vụ chiến đấu ở những thập niên 70.
Chiến đấu cơ Su-17 làm nhiệm vụ chiến đấu ở những thập niên 70.

“Cần thiết bây giờ không chỉ là sự trợ giúp về tài chính, mà còn phải trợ giúp về mặt pháp lý, trợ giúp của các tổ chức xã hội cũng như giúp đỡ về mặt ngoại giao” – Đại tá Valeri Vostrotin cho biết.

 Theo thống kê, năm 1987 Liên Xô đã mất 20 máy bay tại Afghanistan, một số phi công đã hi sinh, một số khác được lực lượng trực thăng tìm kiếm cứu nạn cứu thoát. Chỉ duy nhất một phi công đã mất thông tin liên lạc trong năm đó. Đó là ngày 28 tháng 10, chiếc chiến đấu cơ ném bom SU-17M3R đã không quay trở về căn cứ từ trận chiến, và không có bất kỳ thông tin gì về viên phi công này. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Afghanistan, quân đội Liên Xô đã cố gắng quay lại để tìm kiếm thông tin về phi công trên chiếc máy bay Su-17M3R trên, tuy nhiên đã không mang lại kết quả.

 Theo lời của Phó chủ tịch hội cựu chiến binh “Combat Brotherhood”, Tổng biên tập của tạp chí “Tin tức Cựu chiến binh”, ông Vyacheslav Kalinin thì người phi công đang rất muốn được quay trở về quê hương.

“Ông bị bắn hạ vào năm 1987. Đến nay cũng đã gần 60 tuổi. Ông có thể ở trên lãnh thổ Pakistan, có thể ở đâu đó ở các trại tù nhân Xô Viết ở Pakistan. Họ bắn hạ ông ở Afghanistan và rất có thể đã đưa đến Pakistan.” – Trích lời ông Kalinin.

 Theo lời ông, việc trước hết cần phải xác định được tình hình của phi công, và cũng cần thiết phải làm rõ câu hỏi tại sao phi công lại không liên lạc trong vòng 30 năm qua.

Theo Ria.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ