Sau khi nghiên cứu dãy núi ở giữa biển East Pacific Rise - mảng kiến tạo chính của Trái đất - kết hợp với nghiên cứu mô hình dòng dịch chuyển quyển Manti (lớp phủ), các nhà khoa học - đứng đầu là giáo sư địa chất học David Rowley - đã phát hiện ra rằng East Pacific Rise vẫn đang dịch chuyển khi sức nóng chuyển qua.
“Dựa trên mô hình đối lưu của quyển mantle, chúng tôi nhận thấy quyển này có thể bị mất một lượng nhiệt bằng nửa lượng nhiệt đối lưu từ lõi Trái đất. Sức nóng từ lớp đáy mantle có tác động lớn tới tốc độ dòng nhiệt trong quyển và cho sự hình thành các mảng kiến tạo” - giáo sư Rowley cho biết.
Khám phá này đồng nghĩa với việc “nhiều sách giáo khoa sẽ phải viết lại”.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng ước lượng rằng khoảng 50% các mảng địa chất đang dịch chuyển dưới tác động của nhiệt từ lõi Trái đất.
“Kết quả nghiên cứu này có giá trị rất lớn đối với các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự dịch chuyển của Trái đất, trong đó có các mảng kiến tạo, hoạt động địa chấn và núi lửa. Đặc biệt nó rất có ý nghĩa cho nghiên cứu về sự hình thành Trái đất. Nếu nguồn nhiệt từ lõi quan trọng hơn chúng ta nghĩ thì tổng lượng nhiệt tại lõi Trái đất lớn hơn rất nhiều so với chúng ta hình dung” - Jean Braun, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu địa chất Đức, cho hay.
Nghiên cứu này cũng có thể giúp chúng ta hiểu hơn về sự tồn tại, đặc tính và độ lớn của từ trường Trái đất cũng như quá trình tiến hóa của chúng theo thời gian địa chất.
Một nghiên cứu gần đây của tiến sỹ Masaki Yoshida - nhà địa chất học thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Trái đất - Đại dương, Nhật - cho biết tiểu lục địa mới nhất Pangea xuất hiện cách đây 300 triệu năm, với châu Phi nằm ở trung tâm.Tiểu lục địa này bị tách ra khi Đại Tây Dương được hình thành 100 triệu năm trước. Các nhà khoa học tin rằng Pangea là lục địa lớn thứ 3 trong số 4 siêu lục địa từng tồn tại trong lịch sử Trái đất.
Trước Pandea là lục địa Rodinia - một lục địa hình thành khoảng 1 tỷ năm trước và lục địa Nuna hình thành khoảng 1,8 tỷ năm trước đây.
Ý tưởng về sự tách rời các lục địa được nhà khoa học người Đức Alfred Wegener đưa ra năm 1912 để giải thích vì sao nhiều quốc gia trên Trái đất có hình thù giống hình zigzac và có thể khớp vào nhau.
Bề mặt Trái đất được hình thành từ 7 mảng kiến tạo địa chất chính và vài mảng kiến tạo nhỏ. Những mảng kiến tạo này di chuyển với tốc độ từ vài mm tới 2cm/năm.
Chính sự ma sát giữa các mảng kiến tạo là nguyên nhân dẫn tới động đất.