Cô lập với xã hội
Tiến sĩ Fuhrman, một nhà tâm lý học thần kinh tại Hoa Kỳ, lưu ý rằng bắt đầu từ cấp hai, thái độ của trẻ sẽ phải chịu một loạt các tương tác và áp lực xã hội mới.
Thật không may, những đứa trẻ học giỏi ở trường đôi khi gặp phải sự cô lập với xã hội và để tránh bị coi là kẻ lập dị hay mọt sách, chúng thường chọn cách... rút lui khỏi học tập.
Ở trường cấp hai, trẻ em không muốn trở nên khác biệt và chúng có thể cố gắng phát triển một bản sắc khác để giảm bớt trải nghiệm xấu hổ và sỉ nhục trước mặt bạn bè cùng lứa”.
Mặc dù bạn khó kiểm soát được tình huống này với tư cách là cha mẹ, nhưng điều tốt nhất bạn nên làm tiếp tục nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập cho con.
Hãy tìm cơ hội cho con theo đuổi sở thích của mình bên ngoài trường học và gặp gỡ những đứa trẻ khác có cùng sở thích với chúng.
Thiếu hụt kỹ năng
Nếu bạn thấy con không có động lực và học tập kém, có thể là do con chưa phát triển được các kỹ năng cần thiết, do rối loạn học tập hoặc ngôn ngữ, hoặc do điểm yếu trong chức năng điều hành.
Khi một đứa trẻ gặp khó khăn, đặc biệt nếu vấn đề chưa được xác định, phản ứng của chúng có thể là ngừng cố gắng ở lĩnh vực khiến chúng khó chịu.
Tiến sĩ Fuhrman giải thích: “Chúng tôi gọi đó là sự bất lực có tính học được. Khi nhận thấy mình không đạt được mức độ thành công, trẻ em có xu hướng bỏ cuộc vì bất cứ điều gì chúng làm đều không hiệu quả".
Những khó khăn này xuất hiện vào những thời điểm khác nhau vì chương trình giảng dạy mỗi năm đòi hỏi trình độ kỹ năng cao hơn.
Trẻ em mắc chứng rối loạn đọc (chứng khó đọc) có thể bắt đầu gặp khó khăn khi học lớp một, thời điểm việc đọc trở nên quan trọng, cũng như lớp ba, khi tài liệu bắt đầu trở nên phức tạp hơn.
Nhiều vấn đề về chức năng điều hành trở nên rõ ràng khi bắt đầu học trung học cơ sở, nơi trẻ được kỳ vọng sẽ có khả năng tổ chức độc lập hơn rất nhiều, cả với công việc và đồ đạc của mình.
Khi những thiếu sót về kỹ năng ngày càng khó che giấu, trẻ sẽ có xu hướng trốn tránh học hỏi. Nhưng với sự giúp đỡ kịp thời từ cha mẹ, những đứa trẻ thiếu kỹ năng có thể bắt đầu học giỏi ở trường bằng cách học cách giải quyết những khó khăn và bằng cách sử dụng các nguồn lực của trường, chúng sẽ dần phát huy thế mạnh của mình.
Cảm giác nhàm chán
Một số trẻ chỉ đơn giản là không được kích thích đủ bởi môi trường học đường. Đây là điều mà các chuyên gia gọi là những đứa trẻ “có năng khiếu”, có khả năng trí tuệ mạnh hơn hầu hết các bạn cùng lứa.
Những học sinh này thường theo đuổi sở thích học tập của riêng mình (cho dù đó là đọc, viết, toán hay khoa học) bên ngoài trường học và nhận thấy chương trình giảng dạy không hấp dẫn.
Matthew Cruger - Tiến sĩ, nhà tâm lý học tại Viện Trí tuệ Trẻ em Hoa Kỳ, người đã làm việc với rất nhiều trẻ có năng khiếu, nghi ngờ rằng việc một đứa trẻ thiếu động lực có thể chỉ do năng khiếu gây ra.
Tiến sĩ Cruger nói: “Tôi mong đợi những đứa trẻ có năng khiếu nhất sẽ tìm thấy điều gì đó hấp dẫn trong chương trình giảng dạy”.
Những yếu tố khác làm suy yếu động lực ở trẻ
ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị tụt hậu ở trường. Sự kết hợp giữa thiếu kiên nhẫn, bốc đồng và mất tập trung có thể khiến trẻ mắc ADHD gặp khó khăn trong một lớp học thông thường.
Tiến sĩ Kristin Carothers, một nhà tâm lý học tại Hoa Kỳ giải thích: “Những đứa trẻ mắc chứng ADHD nhận thấy trường học đặc biệt khó khăn vì chúng thường bỏ lỡ các tín hiệu và thông tin quan trọng để chúng học tốt".
Vấn đề cũng có thể là chứng lo âu xã hội, khi việc tương tác với bạn cùng lớp và giáo viên khiến trẻ lo lắng đến mức chúng thà trốn học hơn.