Tiết lộ tàu cứu hộ tàu ngầm đặc biệt của Nga

Hải quân Nga sẽ trang bị ít nhất cho mỗi hạm đội của mình một tàu cứu hộ tàu ngầm Project 21300 và cùng phương tiện lặn sâu Bester-1.

Tàu cứu hộ tàu ngầm thế hệ mới Igor Belousov.
Tàu cứu hộ tàu ngầm thế hệ mới Igor Belousov.
Theo tạp chí Jane’s đưa tin, tàu cứu hộ tàu ngầm thế hệ mới Project 21300 mang tên Igor Belousov đang thực hiện các cuộc thử nghiệm cùng phương tiện cứu hộ lặn sâu Bester-1 (AS-40). 
Cũng theo các cơ quan thông tấn của Nga cho biết, con tàu đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm đầu tiên vào đầu tháng 1 năm nay và sẽ tiến hành chuyển sang giai đoạn thử nghiệm ở các vùng nước sâu với Hạm đội phương Bắc vào cuối năm 2015.
Tàu cứu hộ tàu ngầm Igor Belousov được khởi đóng vào năm 2005 tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, và được hạ thủy vào tháng 10/2012. Dự kiến, Igor Belousov sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga vào cuối năm 2015.
Igor Belousov là lớp tàu cứu hộ tàu ngầm thuộc Project 21300 được thiết kế để có thể thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ các tàu ngầm bị nạn của Hải quân Nga, nó còn có khả năng cung cấp nguồn oxy và năng lượng cho các tàu bị nạn. Con tàu có chiều dài khoảng 98m với lượng giãn nước là 5.000 tấn, thủy thủ đoàn gồm 97 người (có thể chở thêm 120 người).
Trong năm 2013, tàu Igor Belousov được trang bị thêm hệ thống lặn nước sâu cỡ lớn do công ty Scotland Divex sản xuất, trị giá khoảng 15 triệu USD. Thiết bị này có thể lặn sâu tối đa 450m, được sử dụng như một khoang lặn chuyển tiếp, cho các nhiệm vụ cứu hộ tàu ngầm gặp nạn với sức chứa lên tới 60 người.
Về phần phương tiện cứu hộ lặn sâu Bester-1 (Project 18271) là thành phần chính của hệ thống cứu hộ tàu ngầm đặt trên tàu Igor Belousov. Nó được phát triển bởi cục thiết kế Lazuit ở Nizhny Novgorod. Nhà máy đóng tàu Krasnoye Sormovo thực hiện chế tạo từ đầu những năm 1990 với phần thân làm bằng hợp kim nhôm. Mặc dù vậy, công việc bị đình trệ nhiều cho tới khi nhà máy Admiralty tiếp tục nỗ lực và hoàn thiện vào cuối những năm 2000.
Bester-1 được xem là biến thể hiện đại hóa từ lớp Bester (Project 18270 hoặc AS-36) và Priz (Project 18550 và 18551) được thiết kế từ cuối những năm 1980.
Tiet lo tau cuu ho tau ngam dac biet cua Nga-Hinh-2
Phương tiện lặn sâu Bester-1.
Đáng lưu ý, phương tiện cứu hộ lặn sâu lớp Priz được ghi nhận là đã không thành công trong các nỗ lực cứu hộ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình Kursk năm 2000. Không những vậy, một tàu Priz thuộc Hạm đội Thái Bình Dương còn bị chìm ở độ sâu 190m vào năm 2005, rất may tất cả đã được cứu hộ sau đó.
Phương tiện cứu hộ lặn sâu Bester-1 được vận hành bởi 6 người, có thể chở 18-22 thủy thủ đoàn tàu bị nạn. Con tàu có khả năng lặn sâu đến 700m, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tàu ngầm bị nạn khi độ nghiêng lên tới 45 độ (Bester và Priz trước đây chỉ là 15 độ). Nhà máy Admiralty cũng đã trang bị lại cho Bester-1 hệ thống chỉ huy trung tâm, hệ thống dẫn đường và các thiết bị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn hiện đại hơn.
Tiet lo tau cuu ho tau ngam dac biet cua Nga-Hinh-3
Module thoát hiểm khẩn cấp của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Borei.
Việc Hải quân Nga chuẩn bị đưa vào trang bị các tàu cứu hộ tàu ngầm Igor Belousov và phương tiện lặn Bester-1 , được đánh giá là sẽ giúp nâng cao năng lực cứu hộ tàu ngầm của nước này.
Trước đó vào năm 2012, Tư lệnh Hải quân Nga – Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, Hải quân Nga sẽ trang bị cho mỗi hạm đội của mình một tàu cứu hộ tàu ngầm thế hệ mới.
Trong tháng 10/2014, Cục thiết kế Almaz và công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport cũng đang lên kế hoạch bán cho Hải quân Ấn Độ một tàu cứu hộ tàu ngầm tương tự như tàu Igor Belousov.
Theo Kiến thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.