Tiếp bài “Bôi bẩn mộ tổ người khác rồi khắc phục bằng… thắp hương tạ lỗi”: Đã dọn sạch chất thải

Tiếp bài “Bôi bẩn mộ tổ người khác rồi khắc phục bằng… thắp hương tạ lỗi”: Đã dọn sạch chất thải

Sáng 27/2, ông Đặng Hữu Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở TN&MT Hà Tĩnh) cho biết: Sau khi tiếp nhận phản ánh của Báo, phía Sở đã phối hợp với Phòng CSMT (Công an Hà Tĩnh) và chính quyền địa phương vào cuộc kiểm tra đơn vị này sáng cùng ngày.

Việc công ty này tự ý đổ thải ra môi trường trong thời gian dài, ông Bình lý giải rằng, tháng 4/2019, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện nên công tác kiểm tra môi trường đang phải dừng lại. “Việc doanh nghiệp này xử lý hầm thải theo định kỳ bằng cách đổ phân thải lên mặt đất, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng cư dân sống xung quanh trong thời gian dài thì buộc cơ quan chức năng phải kiểm tra, xử lý.

Về thời gian dọn vệ sinh hầm chứa chất thải không có quy định chung. Trong hồ sơ từng đơn vị sẽ có yêu cầu định kỳ mấy tháng phải nạo vét một lần. Về nguyên tắc, các loại chất thải phát sinh thì buộc phải xử lý ngay. Muốn làm hầm mới thì phải xin ý kiến đơn vị cấp trên có thẩm quyền theo quy định. Việc để hầm chứa quá trọng tải rồi xúc đổ ra ngoài môi trường mà không có phương án xử lý kịp thời là sai” – ông Bình giải thích.

Ông Nguyễn Hồng Hợp, Phó phòng Kỹ thuật môi trường, thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại - Mitraco cho hay: “Thông thường, hầm biogas các khu chăn nuôi đều phải xử lý môi trường theo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt trong đề án… Việc chất thải đổ ra môi trường trong quá trình nạo vét thuộc phần đất của Công ty Cổ phần Nông lâm. Sau khi hút chất thải đổ lên mặt đất, bước tiếp theo sẽ xử lý phần chất thải đó bằng cách tái sử dụng nhưng quả thật công ty chưa kịp làm. Báo chí phản ánh, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Hữu Bình, việc doanh nghiệp này đổ thải ra môi trường cũng như việc tái sử dụng chất thải như thế nào phải được sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước. “Chúng tôi đang cho kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của công ty này. Việc chất thải đổ ra môi trường là sai rồi. Còn được phép tái sử dụng chất thải này không lại là một việc khác”.

Trong một diễn biến khác, sau khi Báo GD&TĐ phản ánh việc doanh nghiệp này đổ thải phân lợn ra môi trường, ngay sau đó đơn vị này đã huy động phương tiện để nạo vét toàn bộ số chất thải đã bị đổ thải.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.