Tích tiền cho con ăn học, cách nào đảm bảo nhất

GD&TĐ - Bỏ ống heo, gửi tiết kiệm... là những cách ông bố bà mẹ thường làm để tích tiền ăn học cho con. Tuy nhiên việc tích cóp hoặc chờ sinh lãi này có phải là cách đảm bảo cho kế hoạch ăn học của con?

Tích tiền cho con ăn học, cách nào đảm bảo nhất

Bỏ ống heo và gửi tiết kiệm

Nhiều phụ huynh chọn bỏ ống heo để tích góp tiền ăn học, khám chữa bệnh cho con trong ngắn hạn. Số tiền không quá lớn, song có thể trang trải kịp thời các chi phí phát sinh trong cuộc sống. Bỏ ống heo cũng là cách dạy con tự lập, sống tiết kiệm và chi tiêu hiệu quả của không ít ông bố bà mẹ.

Dài hơi hơn một chút, vợ chồng chị Trần Ngọc Hà (quận Phú Nhuận, TP HCM) đều là công chức, thu nhập tương đối ổn định nên bàn nhau mỗi tháng trích lương gửi tiết kiệm, chuẩn bị tài chính lo cho tương lai con. Sau này khi các bé khôn lớn, bố mẹ già yếu, cũng có khoản dự phòng ăn học. Mỗi lần ra ngân hàng gửi tiền, chị Hà lại khấp khởi nhẩm tính 5-10 năm sau cộng vốn và lãi sẽ có một khoản kha khá. So với bỏ ống heo, gửi tiết kiệm sinh lời, an toàn và lâu dài hơn.

Tuy nhiên mới được 3 năm, kế hoạch tích cóp của vợ chồng chị Hà đã tiêu tan. Mới đây, ông xã khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh gan, tiền của trong ngân hàng bao nhiêu cũng đội nón ra đi. Khi đó, 2 anh chị lại quay lại điểm xuất phát, làm công ăn lương để gửi tiết kiệm lại từ đầu.

Phương án tích hợp tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ thông qua bảo hiểm nhân thọ

Là một người kỹ tính, nên sau khi sinh bé đầu lòng, anh Nguyễn Trọng Dũng (quận 3, TP HCM) đã lo chuẩn bị nền tảng tài chính cho con ăn học về sau. Vợ chồng anh hợp nhau về mọi mặt, song lại chưa không tìm được tiếng nói chung trong việc tích tiền cho con. Vợ cẩn trọng muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ phòng khi xảy ra điều không mong muốn nhưng anh lại muốn gửi tiết kiệm đầu tư sinh lời.

"Ai cũng có cái lý của mình. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng đồng ý với cái lý của vợ, thống nhất dành ra một khoản tham gia bảo hiểm nhân thọ khi chúng tôi đột ngột biết tin anh bạn tôi không may mắc bệnh hiểm nghèo, vợ anh ấy thu nhập không ổn định, con đường học vấn của cháu bé bây giờ dở dang. Cuộc đời vốn có nhiều điều khó lường trước", anh Dũng chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều gia đình vẫn băn khoăn lựa chọn giữa gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm nhân thọ cho con. Mỗi phương thức có ưu thế nhất định. Làm sao để tiền sinh lợi, đảm bảo lộ trình học tập của con, xử lý được các rủi ro phát sinh trong cuộc sống là trăn trở thực tế của nhiều ông bố bà mẹ.

Hiện có nhiều loại bảo hiểm nhân thọ kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư, giúp cha mẹ hóa giải mối lo này. Gần đây nhất, sản phẩm "An tâm học vấn" của Bảo Việt Nhân thọ thiết kế riêng cho cha mẹ muốn đầu tư trung và dài hạn cho tương lai của con trẻ, mới được giới thiệu ra thị trường với nhiều điểm ưu việt. Sản phẩm cung cấp quyền lợi bảo hiểm toàn diện cho cả con cái lẫn cha mẹ trong cùng một hợp đồng, giúp bảo vệ gia đình trước 46 bệnh lý nghiêm trọng hiểm nghèo. Khi người trụ cột gia đình tử vong, thương tật hoặc mắc bệnh, con đường học vấn của trẻ không bị gián đoạn và tương lai vẫn được bảo đảm.

Đây cũng là ưu thế nhìn thấy rõ của phương án bảo hiểm nhân thọ so với các hình thức tích lũy khác. Bên cạnh đó, với sản phẩm tích hợp này, cha mẹ và con không chỉ được hưởng quyền lợi bảo vệ, thực hiện “bỏ ống heo” tích lũy cho con mà còn có thể tham gia đầu tư sinh lời và hưởng lãi suất và bảo tức từ hiệu quả đầu tư từ Quỹ liên kết chung của Bảo Việt Nhân thọ. Đáng chú ý là lãi suất cam kết và lãi suất công bố của Bảo Việt Nhân thọ hiện ở mức cao trên thị trường. Khi nhu cầu và điều kiện tài chính của gia đình trong từng giai đoạn có sự thay đổi, cha mẹ có thể linh hoạt thay đổi mức phí đóng, số tiền bảo hiểm, thêm bớt phần đầu tư phù hợp. Đây cũng là một điểm cộng cho hình thức bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là trong trung và dài hạn.

An Tâm Học Vấn còn thiết kế riêng quyền lợi học bổng, trẻ được thưởng học bổng theo nhiều cấp lên đến 50 triệu khi đạt thành tích xuất sắc. Quyền lợi này có ý nghĩa thú vị trong việc góp phần cùng các bậc cha mẹ khuyến khích con đặt mục tiêu và cùng con lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

Rõ ràng, để đảm bảo một tương lai phát triển vững chắc cho con cái, việc hoạch định kế hoạch tài chính trung-dài hạn là điều mà các bậc phụ huynh đều phải tính đến, đặc biệt khi cần cân nhắc để tạo dựng một nền tảng không chỉ về mặt tài chính mà còn là điểm tựa về mặt tinh thần để cả gia đình có thể yên tâm đồng hành cùng nhau trên suốt chặng đường dài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân chỉ uống nước đường phèn pha chanh gừng trong 10 ngày liên tiếp rồi chuyển sang ăn tinh bột. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do nhịn ăn gián đoạn

GD&TĐ - Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương, việc nhịn ăn gián đoạn và ăn uống mất cân đối không thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

HLV Leicester City bị sa thải

HLV Leicester City bị sa thải

GD&TĐ - Leicester City vừa ra thông báo về quyết định sa thải đối với huấn luyện viên Steve Cooper sau chuỗi thành tích kém cỏi ở Ngoại hạng Anh

Binh lính Ukraine ở hậu cứ theo hướng Pokrovsk, vùng Donetsk. Ảnh: Getty Images.

Báo Anh: Hầu hết binh lính mất tinh thần

GD&TĐ - Quân đội Ukraine ngày càng cởi mở hơn với viễn cảnh nhượng bộ lãnh thổ và ngừng bắn trong bối cảnh tinh thần sa sút và áp lực ngày càng tăng.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính trình bày về tác phẩm chủ đạo trong triển lãm gốm 'Hiện linh'.

Gốm của 'kỳ nhân'

GD&TĐ - Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hiện linh' của tác giả Ngô Xuân Bính đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.