Thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa, xả lũ lớn kỷ lục 10 năm qua

GD&TĐ - Do lượng nước đổ về vượt mức nước dâng bình thường và tiếp tục gia tăng, hồ Hòa Bình đã phải mở 7 cửa xả đáy. 

Thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa, xả lũ lớn kỷ lục 10 năm qua

Sáng nay (11/10), Nước lũ về dồn dập, hồ Hòa Bình tức tốc mở 7 cửa xả đáy liên tục

Do lượng nước đổ về vượt mức nước dâng bình thường và tiếp tục gia tăng, hồ Hòa Bình đã phải mở 7 cửa xả đáy. Và đến lúc hơn 11h, Hồ Hòa Bình đã phải mở thêm cửa xả đáy thứ 8.

Theo  Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trong ngày 10/10, trên lưu vực hồ Hòa Bình xảy ra mưa lớn; mực nước hồ đã vượt mức giới hạn cho phép dâng bình thường.

Hồi 4 giờ sáng, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở mức 117,3 mét, lưu lượng về ở mức 9.380m3/s và theo dự báo còn gia tăng lên mức 10.000m3/s.

Để đảm bảo an toàn hồ đập và thực hiện quy trình vận hành liên hồ trên lưu vực sông Hồng, hồ Hòa Bình đã phải chủ động mở 4 cửa xả đáy vào 19h00, 19h30 tối 10/10 và 0h00, 3h00 ngày 11/10.

Cũng trong sáng nay (11/10), Công ty Thủy điện Hòa Bình đã thông báo gửi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc tiếp tục mở cửa xả đáy thứ 5 vào lúc 5 giờ sáng 11/10. Việc mở cửa xả đáy thứ 5, theo Công ty Thủy điện Hòa Bình nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và giữ mực nước hồ không vượt quá giới hạn cho phép.

Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo để có quyết định điều hành trong thời gian tới với tình hình thực tế.

Các địa phương vùng hạ du bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Rà soát phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông để sẵn sàng triển khai ứng phó. Tổ chức tuần tra, canh gác, đặc biệt là các vị trí xung yếu hoặc đã bị sự cố trong các đợt mưa lớn và xả lũ thủy điện vừa qua để đảm bảo an toàn đê điều.

Ông Bùi Văn Tỉnh - Bí thư tỉnh Hòa Bình cho biết: “Đây là đợt lũ lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tôi đang trực tiếp chỉ đạo anh em tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn. 

Mưa lũ đã làm nhiều nơi bị ngập úng, nhiều tuyến đường ngập, sạt đất đá trên taluy dương và gây xói lở, hàng trăm ha hoa màu, nhà cửa, tài sản của người dân đang chìm trong nước. Hiện giao thông và đời sống sinh hoạt của người dân nhiều khu vực ở Hoà Bình đang gặp khó khăn.
Theo báo cáo từ hiện trường, có khoảng gần 20 người bị mất tích do bị lũ cuốn. Chúng tôi vẫn đang tích cực huy động anh em tìm kiếm”.
Bãi Tam - Kim Bôi - Hoà Bình (nguồn: Bùi Thị Thêu)
Bãi Tam - Kim Bôi - Hoà Bình (nguồn: Bùi Thị Thêu)
(Ảnh: Diệu Linh)
(Ảnh: Diệu Linh)
Nước lũ dâng cao, người dân lưu thông bằng thuyền.
Nước lũ dâng cao, người dân lưu thông bằng thuyền.
Công điện xả lũ.
Công điện xả lũ.
Hòa Bình mở 6 cửa xả lũ.
Hòa Bình mở 6 cửa xả lũ.
Hình ảnh chụp trên cao đập thuỷ điện Hoà Bình.
Hình ảnh chụp trên cao đập thuỷ điện Hoà Bình.
Gần KCN Lương Sơn nước ngập cả taxi.
Gần KCN Lương Sơn nước ngập cả taxi.
Công điện.
Công điện.
Người dân di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn
Người dân di  chuyển đồ đạc đến nơi an toàn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.