Thưởng thức trọn vẹn phiên chợ vùng cao ngay giữa Hà Nội

GD&TĐ - Dịp lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra một phiên chợ hết sức thú vị với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn”.

Ấn tượng với du khách là không gian xuống chợ.
Ấn tượng với du khách là không gian xuống chợ.

Ấn tượng với du khách đến chợ phiên vùng cao là được khám phá, trải nghiệm và thưởng thức nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực, đặc sản truyền thống, những trò chơi dân gian của các cộng đồng dân tộc Dao, Mông, Thái, Tày, Nùng...

Với hơn 50 gian hàng mang đậm sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” là sự kết hợp giữa không gian hội, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày... Đặc biệt là chương trình múa khèn bên chảo thắng cố do chính những chủ thể văn hóa - đồng bào dân tộc Mông tỉnh Sơn La trình diễn; gian hàng quảng bá du lịch với chủ đề Sơn La hãy đến và cảm nhận.

Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, giới thiệu các sản vật: Rau củ quả, măng khô, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu dân tộc, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong, các loại gia vị đặc trưng, các món ẩm thực đặc trưng của người Mông, người Nùng như: Thắng cố, rượu ngô mèn mén, xôi nếp bảy màu, thịt trâu treo gác bếp, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng, giới thiệu và bán thổ cẩm, trang phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm của dân tộc Mông, Thái, Dao...

Đến “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc từ ngày 29/4-3/5/2022, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc, mà còn được gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá như: Xem múa và nghe khèn Mông của dân tộc Mông (Mộc Châu, Sơn La); Chương trình "Sắc màu chợ phiên" của cộng đồng các dân tộc tại chợ vùng cao phía Bắc; Tái hiện Tết nhảy của đồng bào dân tộc Dao;

Tái hiện Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái (Sơn La); Giới thiệu nét đẹp văn hóa qua nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân đồng bào tỉnh Sơn La; Chương trình nghệ thuật múa Rối nước của Nhà hát Múa rối Việt Nam và nhiều hoạt động nghệ thuật hấp dẫn khác.

Điểm nhấn trung tâm của chợ là hoạt động múa khèn vui hội.

Điểm nhấn trung tâm của chợ là hoạt động múa khèn vui hội
.

Các gian hàng với các sản phẩm nông - lâm nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, các món ăn ẩm thực đặc trưng của Mộc Châu, Sơn La tai phiên chợ.

Các gian hàng với các sản phẩm nông - lâm nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, các món ăn ẩm thực đặc trưng của Mộc Châu, Sơn La tai phiên chợ.

Ẩm thực phong phú mang đậm sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày...

Ẩm thực
phong phú mang đậm sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày...

Màn trình diễn làm bánh dày của đồng bào Mông.

Màn
trình diễn làm bánh dày của đồng bào Mông.

Trình diễn thêu thổ cẩm người Mông…

Trình
diễn thêu thổ cẩm người Mông…

…và thêu khăn Piêu của người Thái.

…và thêu khăn Piêu của người Thái.

Bên cạnh không gian mua bán, du khách còn được thưởng thức chương trình dân ca, dân vũ “Sắc màu chợ phiên”, giao lưu văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc mừng đất nước, ca ngợi quê hương, bản sắc dân tộc vùng, miền.

Bên cạnh không gian mua bán, du khách còn được thưởng thức chương trình dân ca, dân vũ “Sắc màu chợ phiên”, giao lưu văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc mừng đất nước, ca ngợi quê hương, bản sắc dân tộc vùng, miền.

Đến “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc trong dịp này, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc, mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu văn hóa các dân tộc.

Đến “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc trong dịp này, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc,
còn là nơi gặp gỡ giao lưu văn hóa các dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.