Thủ tướng Nga: Chịu trừng phạt để sáp nhập Crimea là xứng đáng

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua cho biết việc sáp nhập bán đảo Crimea khiến Moscow phải chịu nhiều lệnh trừng phạt gây tổn hại đến nền kinh tế, nhưng điều này là xứng đáng.
Thủ tướng Nga: Chịu trừng phạt để sáp nhập Crimea là xứng đáng
gas-ukraine-compromise-medvede-9272-9730

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Reuters.

Kinh tế Nga đã thiệt hại 26,8 tỷ USD do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) cùng Mỹ áp đặt trong năm ngoái, New York Times dẫn lời Thủ tưởng Medvedev trong báo cáo thường niên trước quốc hội cho biết. Kinh tế Nga còn suy giảm 2% trong quý đầu tiên năm 2015.

"Tổn thất từ những giới hạn đặt ra đối với nền kinh tế của chúng ta là nghiêm trọng. Và chúng ta không che giấu nó", ông Medvedev nói. Theo ông Medvedev, việc sáp nhập bán đảo Crimea đã ảnh hưởng đến kinh tế Nga.

"Các chuyên gia nhận định tổng thiệt hại Nga phải chịu là 25 tỷ euro, tương ứng 1,5% GDP, và trong năm 2015 có thể cao hơn vài lần", AFP dẫn lời ông cho biết thêm. Nhưng quyết định sáp nhập Crimea là "lựa chọn duy nhất, và tất cả chúng ta... đều ủng hộ dẫu biết có thể phải chịu nhiều hậu quả", ông nói.

Ông Medvedev nhận định kinh tế Nga "đã ổn định" nhưng những lệnh trừng phạt thêm có thể làm chậm quá trình khôi phục.

Bình luận trên nhắc lại quan điểm mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu ra trong chương trình đối thoại thường niên trực tiếp trên truyền hình tuần trước. Ông Putin cũng cho rằng kinh tế Nga bị ảnh hưởng nhưng vẫn ổn định và sẽ phục hồi trong vòng hai năm tới.

Đồng rúp mất 50% giá trị so với USD từ sau khi dừng trượt giá vào tháng 12 năm ngoái, khiến người dân Nga đổ xô đi mua hàng tiêu dùng tránh lạm phát. Đồng rúp hiện đã phục hồi được 30%.

Theo Thủ tướng Medvedev, lịch sử mỗi quốc gia đều có một khoảnh khắc nước đó bắt đầu kỷ nguyên mới. "Rõ ràng 2014 đã trở thành dấu mốc cho nước Nga hiện đại", ông nói, đồng thời so sánh quá trình sáp nhập Crimea với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, thống nhất Đức.

Theo vnexpress
Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

GD&TĐ - Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị cho là bắt đầu suy yếu, và trong khi các chính phủ châu Âu đang nỗ lực thì người dân của họ lại mất niềm tin.
Một chiếc ghế đẩu lặn vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Smithsonianmag.com

Nỗi hổ thẹn ghế đẩu lặn

GD&TĐ - Từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Vương quốc Anh tự hào sử dụng thiết bị trừng phạt tên là ghế đẩu lặn để dìm 'phụ nữ lắm lời' xuống nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Tuyên bố mới của ông Shoigu

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 26/9 cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục chiến đấu để đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Những điểm yếu trên Abrams được Nga công bố.

Tử huyệt Abrams phơi bày trước ATGM

GD&TĐ - Lực lượng Nga đang tăng cường học cách tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams khi những chiếc đầu tiên đã đến Kiev.
Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

GD&TĐ - Để chặn đòn đánh của từ hướng bờ, trên mặt biển, dưới đáy nước và từ trên không của Ukraine, Nga chỉ còn cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đen.