Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các Bộ trưởng ưu tiên nguồn lực con người, kinh phí, hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 13/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 để thảo luận về 3 dự án Luật và 3 đề nghị xây dựng Luật, gồm các dự án luật: Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và các đề nghị xây dựng luật: Luật Dữ liệu; Luật Phòng bệnh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang, Lê Thành Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục thực hiện đột phá về hoàn thiện thể chế nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra trên tinh thần: “Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì cứ thế mà làm. Cái gì chưa có quy định hay thực tế vượt quá quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn và không nóng vội.”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; ưu tiên nguồn lực con người, kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Thủ tướng Chính phủ, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 26 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế (9/2021); cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua hơn 60 luật, nghị quyết; ban hành hơn 350 nghị định.

Thủ tướng Chính phủ ban hành 85 quyết định quy phạm. Riêng trong năm 2024, Chính phủ đã tổ chức 4 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 20 đề nghị xây dựng luật, nghị quyết, dự án luật.

Cho rằng 6 nội dung (3 dự án Luật và 3 đề nghị xây dựng luật) tại Phiên họp xây pháp luật tháng 6/2024 đều là các nội dung có phạm vi rộng, nội dung phong phú, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm tiến độ, chất lượng của Phiên họp.

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe Tờ trình tóm tắt về 3 dự án Luật và 3 đề nghị xây dựng Luật; báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định về các dự án Luật; đồng thời thảo luận về các nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.