Thông tin về nhân quyền và đối ngoại tháng 12/2019

Toàn cảnh về Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12/2019”.
Toàn cảnh về Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12/2019”.

Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12 nhằm đem đến cái nhìn đa chiều, toàn diện về tình hình vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi – nơi còn nhiều khó khăn và chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS và miền núi; Phát huy nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; Tích hợp chính sách đồng bộ, thống nhất thu gọn đầu mối quản, phân công nhiệm vụ rõ ràng…

Ông Đinh Xuân Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12/2019”.
Ông Đinh Xuân Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12/2019”.

Phát biểu tạ Hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc cho biết: “Công tác tuyên truyền vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, cả hệ thống chính trị đã và đang vào cuộc. VTV5 đã phát 24 thứ tiếng dân tộc; VOV4 phát 12 thứ tiếng DTTS; Trong năm 2020, các đài khu vực Đông Bắc sẽ phát thanh thêm tiếng dân tộc Tày; Gần 50 Đài Phát thanh – Truyền hình các tỉnh, thành phố có đông đồng bào DTTS sinh sống có các kênh, chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc đại diện cho dân tộc vùng miền.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền đến đồng bào dân tộc, còn nhiều tồn tại hạn chế như: Nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu; Nội dung còn mang tính hình thức; Đội ngũ phóng viên có tính chuyên nghiệp nhưng chưa chuyên tâm, chuyên sâu; Công tác phối hợp giữa cơ quan Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, các địa phương có đồng bào DTTS sinh sống chưa đi vào chiều sâu; Chính sách tuyên truyền đến đồng bào DTTS và miền núi còn mang tính hình thức, người hưởng lợi từ chính sách chủ yếu là các tổ chức thực hiện chính sách, chưa phải là người dân tộc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ