Thông tin chính thức tổng kinh phí thực hiện Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT

GD&TĐ - Chiều 17/1, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội nghị khởi động Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông.

Thông tin chính thức tổng kinh phí thực hiện Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT

Dự hội nghị có PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; GSTS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới; lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các Sở GD&ĐT; lãnh đạo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội Nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết: Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT ở Việt Nam đang được khẩn trương thực hiện với nhiều hoạt động, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trong lĩnh vực đổi mới quan trọng này, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Thế giới. Hiệp định tài trợ dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông giữa nước CHXHCN Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế đã được tuyên bố bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2016.

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 80 triệu USD, trong đó có 77 triệu USD là vốn vay ODA ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) - Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Khoản tiền này được chia cho 4 thành phần: hỗ trợ phát triển chương trình (khoảng 20%), hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới (khoảng 25%), hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông (gần 50%), và quản lý dự án (3%). Số còn lại được đưa vào chi phí dự phòng.

Dự án đề ra các mục tiêu: Nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực; nâng cao hiệu quả dạy học bằng việc biên soạn, thực hiện SGK phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới đánh giá giáo dục học sinh...

Bộ GD&ĐT cảm ơn Ngân hàng thế giới về sự giúp đỡ có ý nghĩa nhân văn, sâu sắc này.

Thứ trưởng nhận định: Mục tiêu của Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông là rất lớn, điều kiện thực hiện dự án có thuận lợi nhưng cũng có những thách thức không nhỏ.

Bộ GD&ĐT mong các chuyên gia phát triển chương trình, biên soạn SGK, các thành viên Hội đồng Quốc gia thẩm định chương trình, SGK và cán bộ của Ban quản lý dự án sẽ nỗ lực hết mình, hợp tác chặt chẽ, nghiệm túc tiếp thu ý kiến của các cơ sở giáo dục, các tầng lớp nhân dân, các chuyên gia tư vấn quốc tế để xây dựng chương trình và biên soạn SGK giáo dục phổ thông có chất lượng tốt nhất.

Tại hội nghị, các đại biểu đã có những bài tham luận liên quan đến việc biên soạn chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới, thảo luận về phương hướng hoạt động của dự án, về sự phối hợp giữa Ngân hàng Thế giới với Chính phủ Việt Nam, với Bộ GD&ĐT để thực hiện hiệu quả dự án.

Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) vay vốn Ngân hàng Thế giới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tại Quyết định số 455 ngày 8/4/2015; Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ quản, đồng thời là chủ dự án.

Dự án được triển khai thực hiện tại Bộ GD&ĐT và 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương từ năm 2015 đến năm 2020. Hiệp định tài trợ dự án RGEP giữa nước CHXHCN Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế được tuyên bố bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/8/2016.

Mục tiêu của dự án là nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận dự trên năng lực; nâng cao chất lượng giảng dạy bằng việc biên soạn, thực hiện SGK theo chương trình mới và thực hiện đối mới đánh giá học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...