Thống nhất phương án thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại

GD&TĐ - Nội dung về thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại là 1 trong 18 vấn đề đã được thống nhất tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Sáng 15/1, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Sáng 15/1, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Sáng 15/1, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, để bàn 4 nội dung, trong đó có việc xem xét thông qua Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan chủ trì thẩm tra Dự án Luật Đất đai sửa đổi, từ 28/12/2023 đến ngày 3/1/2024, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức họp rà soát liên tục, nhiều ngày về nội dung bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi với hệ thống pháp luật.

Từ ngày 2 - 7/1/2024, sau khi có ý kiến chính thức của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan họp nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan.

Kết quả, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục chỉnh sửa 53 nhóm nội dung liên quan đến 65 điều, đồng thời, tiếp thu ý kiến các cơ quan, chỉnh lý kỹ thuật tại 190 điều.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo luật.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo luật.

Dự thảo sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều. So với Dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, đã bỏ 5 điều, hoàn thiện, chỉnh lý, sửa đổi 250 điều.

Thống nhất về 9 nội dung, chỉnh sửa rõ nghĩa hơn đối với 3 nội dung, Ủy ban Kinh tế tiếp tục xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội 6 vấn đề.

Trong đó có quy định các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (Điều 122 và Điều 127).

Nội dung về thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ (tại khoản 27 Điều 79) là 1 trong 18 vấn đề đã được thống nhất phương án.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan, Dự thảo luật quy định theo hướng kế thừa quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Chỉ thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ khi là "dự án đầu tư xây dựng khu đô thị".

Về thiết kế kỹ thuật chính sách, quy định tại Dự thảo luật làm rõ hơn tính chất của dự án khu đô thị thuộc trường hợp xem xét thu hồi đất là "dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng".

Thiết kế kỹ thuật như vậy, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tương tự và đồng nhất với cách thiết kế kỹ thuật tại các khoản khác của Điều 79 Dự thảo luật.

Điều 79 chỉ quy định về các trường hợp thu hồi đất thực hiện dự án để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Khi thực hiện thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Điều 79 sẽ phải đáp ứng các căn cứ, điều kiện quy định tại Điều 80 về "thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng".

Điều 72 về "thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất" đã có quy định trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm.

Cấp huyện, UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh thông qua danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất, trong đó có dự án thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.