Thông điệp mạnh mẽ từ kỳ thi THPT quốc gia 2018

PGS. TS Mai Văn Trinh.
PGS. TS Mai Văn Trinh.

PGS. TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) – nhấn mạnh như vậy trên VTV 1 mới đây.

Nói về việc xử lý những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, PGS Mai Văn Trinh cho biết: Trong thời gian qua, cơ quan điều tra, Bộ Công an đã nỗ lực rất lớn để giám định các bài thi. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT có cơ sở để chấm thẩm định theo quy định của quy chế. Chúng tôi hoan nghênh cách xử lý của các trường ĐH, đặc biệt là các trường khối công an, quân đội đã nghiêm khắc buộc thôi học những thí sinh liên quan đến gian lận thi cử vừa rồi.

Trong số các trường dân sự, theo ông Mai Văn Trinh, có 81 thí sinh trúng tuyển vào 26 trường ĐH có điểm chấm thẩm định thấp hơn điểm trúng tuyển đã buộc phải thôi học.

Riêng 12 trường hợp hiện nay sau khi chấm thẩm định, điểm của thí sinh vẫn lớn hơn điểm trúng tuyển vào trường, vào ngành đang học. Khi kết quả điều tra chưa kết thúc, chưa khẳng định được các thí sinh này sai phạm trong gian lận thi cử, tạm thời các em vẫn được học theo quy định của quy chế.

Nhưng đến khi có kết quả điều tra, chính thức kết luận các thí sinh này gian lận trong thi cử, thì chắc chắn các em sẽ bị xử lý nghiêm và đương nhiên khi đó sẽ buộc phải thôi học.

“Với 12 thí sinh vừa rồi, điểm chấm thẩm định thấp xuống chủ yếu liên quan đến bài thi trắc nghiệm. Nhưng vai trò, sai phạm của các em đến đâu trong gian lận này thì cơ quan điều tra chưa có kết luận cuối cùng, chính vì thế các em vẫn tạm thời được theo học ở các trường” – PGS Mai Văn Trinh cho biết.

Trả lời câu hỏi: “Những hình thức trong quy chế đã đủ tính răn đe, cảnh báo người có ý định sai phạm?”, theo PGS Mai Văn Trinh, quuy chế về cơ bản đã hình dung, dự báo và đã có những phương án xử lý phù hợp với từng mức độ.

Đơn cử, đối với thí sinh có mức độ trừ điểm từ 25%-50% số điểm bài thi; cao nữa là hủy bài thi và cao hơn nữa là xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với cán bộ trong ngành Giáo dục, quan điểm của Bộ GD&ĐT là xử lý một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch; kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ, giáo viên sai phạm, vi phạm trong gian lận thi cử vừa qua.

“Đây là răn đe, là thông điệp mạnh mẽ gửi tới toàn xã hội, thí sinh, nhà giáo trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 và những kỳ thi tiếp năm theo” – PGS Mai Văn Trinh nhấn mạnh.

Với kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, PGS Mai Văn Trinh khẳng định quyết tâm của Bộ GD&ĐT là rất lớn.

Việc đó thể hiện cả trong quan điểm chỉ đạo, trong việc tổ chức chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Từ cải tiến quy trình, hoàn thiện quy chế, nâng cấp các thiết bị kĩ thuật, phần mềm cho đến tập huấn, hướng dẫn cụ thể cũng như quy định rõ trách nhiệm của từng vị trí, từng người tham gia vào các khâu của quá trình tổ chức thi…

Mặc dù vậy, quyết tâm của Bộ GD&ĐT là chưa đủ. Quy định có chặt chẽ, các thiết bị kĩ thuật có hiện đại đến mấy nhưng quan trọng nhất vấn là yếu tố con người. Vai trò con người tham gia kỳ thi này rất quan trọng. Bởi vậy, quyết tâm của Bộ GD&ĐT chỉ có thể thành thực tế khi có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng chính quyền, tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.