Nhận hỗ trợ trên… ti vi?

Nhận hỗ trợ trên… ti vi?

Cụ thể, đối tượng được Bộ LĐ,TB&XH đề xuất bổ sung là giáo viên các trường tư thục - những người mất việc, ngừng làm nhưng chưa được hỗ trợ. Thông tin trên mang lại niềm vui, hi vọng cho đông đảo giáo viên mầm non tư thục nói riêng và những ai quan tâm đến giáo dục nói chung.

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi nhà, ngành, lĩnh vực xã hội trong suốt thời gian qua, trong đó giáo dục mầm non tư thục chịu tác động rất nặng nề. Tại TPHCM , 879 cơ sở giáo dục mầm non với gần 23.500 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị ảnh hưởng về lương, bảo hiểm, đặc biệt là những người làm việc tại cơ sở ngoài công lập. Tính đến cuối tháng 4/2020, có 51 cơ sở mầm non ngoài công lập tại TPHCM giải thể. Tại Nghệ An, chỉ trong 2 tháng (từ tháng 2 - 4/2020) có hơn 2.200 cán bộ, giáo viên cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa nhận được lương và nợ đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, có gần 3.000 cô nuôi, nhân viên nấu ăn tại các trường mầm non, tiểu học tổ chức bán trú và 326 giáo viên giảng dạy thỉnh giảng ngoại ngữ - tin học cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Hỗ trợ người lao động, trong đó có giáo viên mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ cũng như các địa phương. Thời gian qua, từ gói hỗ trợ này, cùng sự nỗ lực của một số tỉnh/thành, tổ chức xã hội, giáo viên mầm non, cô nuôi các trường mầm non tư thục đủ điều kiện về hồ sơ, thủ tục đã nhận được khoản hỗ trợ. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều nơi, nhiều giáo viên, cô nuôi chưa được hưởng. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là những vướng mắc liên quan đến thủ tục do Nghị quyết số 42 chưa cụ thể hóa điều kiện của số lao động mang tính chất đặc thù trong cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Đơn cử như khi xảy ra dịch Covid-19, các trường học tạm dừng hoạt động nhưng giáo viên vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tham gia giảng dạy trực tuyến bảo đảm khung chương trình theo quy định, nghĩa là không được tạm hoãn hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, số đông lao động là bảo mẫu, cấp dưỡng, bảo vệ trong các trường thường thuộc diện lao động hợp đồng thời vụ. Trong khi đó điểm I, Mục II Nghị quyết 42 có nêu: "Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng".

Trong bối cảnh phải nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch, Chính phủ, các bộ, ngành có thể chưa có điều kiện cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với đội ngũ lao động đặc thù của ngành giáo dục để xem xét. Thế nhưng có một thực tế không thể phủ nhận, nhiều trường tư trên cả nước đã phải đóng cửa vì học sinh phải nghỉ học, học trực tuyến, giáo viên phải xoay đủ nghề để sống, bao gồm cả chạy xe ôm, bán hàng online, bốc vác... Mở rộng thêm đối tượng khó khăn nhưng chưa được hỗ trợ trong phạm vi gói 62 nghìn tỷ đồng, tránh bỏ sót những trường hợp thật sự cần giúp đỡ, trong đó có người lao động ở cơ sở tư thục, là cần thiết để nhà giáo không phải đùa nhau câu nói đau lòng "Đã nhận được hỗ trợ Covid… trên tivi". 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.