Hà Nội: Xem xét thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội

GD&TĐ - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng chỉ đạo, sắp tới nếu nới lỏng giãn cách xã hội thì các yêu cầu phải siết chặt hơn nữa; các đơn vị cần tránh việc chỉ nêu đầu việc mà không làm quyết liệt,...

Ông Chử Xuân Dũng kết luận cuộc họp. Ảnh: Phạm Đông.
Ông Chử Xuân Dũng kết luận cuộc họp. Ảnh: Phạm Đông.

Chiều 22/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng - Trưởng BCĐ phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện, phường xã.

Tại phiên họp, đánh giá tình hình dịch tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nhận định, dù nhiều ngày qua không có ca mắc mới nhưng Thủ đô luôn có nguy cơ cao vì là trung tâm giao thương lớn. Vì vậy, đồng chí Chử Xuân Dũng đề nghị các địa phương căn cứ vào các công văn chỉ đạo của Trung ương, thành phố về các công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố, mặc dù các địa phương đã nỗ lực thực hiện các công tác phòng, chống dịch nhưng vẫn có những hiện tượng chưa thực hiện nghiêm túc.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng nhắc nhở, những ngày qua, vẫn còn các nhà hàng bia hơi mở bán, không thực hiện giãn cách. Cần xử lý những trường hợp này, tránh việc cả thành phố nỗ lực cố gắng nhưng vẫn để xảy ra những hiện tượng ảnh hưởng đến công việc chung.

Theo đó, ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, các quận huyện phải nghiêm túc, tích cực hơn nữa nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc chung của Thành phố. Sắp tới nếu nới lỏng giãn cách xã hội thì các yêu cầu phải siết chặt hơn nữa.

Các địa phương, các Tổ COVID-19 cộng đồng cần thực hiện nghiêm các yêu cầu của Trung ương, chỉ đạo của Thành phố. Các đơn vị cần tránh việc chỉ nêu đầu việc không mà không làm quyết liệt.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị các địa phương, đơn vị ngoài thực hiện theo chỉ đạo chung, còn cần tập trung vào một số phần việc: Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp với các địa phương rà soát những điểm đang phong tỏa (hiện còn 4 điểm), đánh giá lại các nguy cơ dựa vào kết quả đã xét nghiệm để đề xuất thành phố xem xét nới lỏng giãn cách;

Đồng thời, tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động xét nghiệm ngẫu nhiên tại những cơ sở, khu vực bệnh viện, phòng khám, khu cách ly tập trung, khu công nghiệp, nhà máy...

Bên cạnh đó, Sở Y tế triển khai bài bản quy trình quản lý và khai báo y tế trên nền tảng hướng dẫn QRCode của Bộ Y tế để người dân ủng hộ, tham gia đông đảo.

Ngoài ra, các địa phương tiếp tục chỉ đạo tổ giám sát Covid-19 cộng đồng hoạt động hiệu quả trong việc khai báo y tế, truy vết, tránh hình thức; chủ động công tác thông tin, truyền thông để người dân nắm bắt thông tin kịp thời công tác chỉ đạo của thành phố, xử lý nghiêm những trường hợp thông tin sai sự thật.

Đồng chí Chử Xuân Dũng cũng cho biết, Hà Nội đã không ghi nhận thêm ca mắc mới trong cộng đồng, thành phố sẽ tính đến việc nới lỏng việc tạm dừng các hoạt động đã thực hiện trước đây.

Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các sở, ngành có kế hoạch đối với đơn vị mình, trong đó đánh giá, đầy đủ nguy cơ, từ đó đề xuất giải pháp trong lĩnh vực quản lý hoạt động của đơn vị mình. Các đơn vị phải có báo cáo muộn nhất vào 17h ngày 25/2 để Ban Chỉ đạo thành phố cân nhắc, xem xét, sau đó báo cáo Thường trực Thành ủy, tập thể lãnh đạo thành phố để quyết định việc này.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.