Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phòng chống dịch Covid-19

GD&TĐ - Thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu tán thành những giải pháp mạnh mẽ phòng chống dịch Covid-19 mà Chính phủ đã triển khai.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu thảo luận. Ảnh: Kim Thanh.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu thảo luận. Ảnh: Kim Thanh.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) bày tỏ sự nhất trí với phương hướng 6 tháng cuối năm 2021 mà Chính phủ đã báo cáo. Tuy nhiên, với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là ở các tỉnh phía Nam, đại biểu cho rằng , có 3 tình trạng khẩn cấp đó là về: quốc phòng, an ninh quốc gia, thiên tai và dịch bệnh.

“Nếu ban hành tình trạng khẩn cấp sẽ có thêm nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh. Bên cạnh đó, việc mua vật tư y tế, sinh phẩm cũng không phải thông qua đấu thầu” – đại biểu Hùng nói.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đặc biệt ấn tượng với nhiều con số: Tăng trưởng kinh tế đạt 5,64%; tỷ lệ này là khá cao so với các nước trong khu vực; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 7,2% chứng tỏ quy mô nền kinh tế không bị thu hẹp lại mà còn phát triển...

Điều này cho thấy trong tình hình khó khăn nhưng Việt Nam vẫn là điểm sáng để các nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ các quốc gia khác về Việt Nam.

Về nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, ngoài những giải pháp Chính phủ nêu, đại biểu đoàn Trà Vinh đề xuất: Chính phủ quan tâm, tập trung thêm hai giải pháp lớn. Trước hết, Chính phủ cần chỉ đạo cho các bộ, ngành Trung ương dự báo ở mức độ tương đối chính xác, sát với tình hình thực tế 6 tháng cuối năm và phải phù hợp với tình hình diễn biến dịch.

Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo nghiên cứu ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến phòng, chống dịch trong điều kiện không bình thường trước đại dịch Covid-19 hiện nay.

“Phải có cơ chế, chính sách đặc thù trong thời gian này. Ví dụ, mua sinh phẩm, thiết bị y tế phải đấu thầu… nếu thực hiện như thế thì không biết bao lâu mới mua được, do đó cần có cơ chế đặc thù” – đại biểu đoàn Trà Vinh nêu ý kiến.

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) phát biểu thảo luận.

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) phát biểu thảo luận.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, dịch bệnh còn kéo dài chưa biết khi nào chấm dứt, nên cần nghĩ đến kịch bản lâu dài. Chúng ta phải tính đến đến trạng thái bình thường mới. Đồng thời, cần có các đề án cụ thể, để đảm bảo hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Minh (đoàn Quảng Bình) cho rằng, dịch bệnh kéo dài nên nguồn thu của nhiều tỉnh gặp khó. Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đối với những tỉnh khó khăn.

Đại biểu Trần Ngọc Minh đề nghị bổ sung bài học kinh nghiệm về công tác phối hợp, vận động nhân dân cho phát triển kinh tế xã hội, đồng lòng chống Covid-19 hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...