Công bố kết quả xét nghiệm mẫu cá chết tại Tĩnh Gia

GD&TĐ - Ngày 28/9, kết quả xét nghiệm về mẫu nước, mẫu cá chết ở khu vực biển Nghi Sơn và xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho thấy mẫu cá chết âm tính với vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển.

Khu vực nuôi cá lồng của nhân dân xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Khu vực nuôi cá lồng của nhân dân xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Kết quả xét nghiệm do Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương tiến hành cho thấy mẫu nước tại vùng biển Tĩnh Hải (khi vực phát hiện cá tự nhiên chết) thì 7 mẫu nước có COD đo được đều vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 2,45-5,29 lần; đặc biệt mẫu nước biển tại xã đảo Nghi Sơn có 2 mẫu có COD vượt ngưỡng cho phép từ 3,05-4,49 lần và chỉ tiêu Amoniac (NH3) vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 10,8-32,8 lần. Các chỉ tiêu khác như Cyanua, Sulfua đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Kết quả xét nghiệm cá chết khu vực biển Nghi Sơn và xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia không liên quan đến dịch bệnh. Tuy nhiên, chỉ tiêu Amoniac (NH3) và chỉ tiêu COD (lượng ô xy cần để ô xy hóa hết chất các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước biển) vượt chỉ tiêu cho phép.

Mẫu cá tự nhiên và cá lồng ở hai khu vực kể trên đều âm tính với vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển; đếm vi khuẩn tổng số gây bệnh trên cá thì số lượng đều trong chỉ tiêu cho phép của nuôi trồng thủy sản.

Trước đó, ngày 5 - 6/9, ngư dân xã Tĩnh Hải khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ phía sau Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển từ 300 – 500 mét phát hiện một số loài hải sản (cá bơn, cá thèn, ghẹ…) bị chết bất thường và trôi dạt vào bờ (khối lượng khoảng 100 kg).

Khoảng 7h ngày 8/9, tại khu vực nuôi cá lồng của nhân dân xã Nghi Sơn cũng xảy ra hiện tượng có khối nước màu nâu đỏ làm cá nuôi lồng bị chết rất nhanh với số lượng lớn và xảy ra đồng thời ở các lồng nuôi, trong đó có nhiều lồng nuôi bị chết hoàn toàn. Số hộ bị ảnh hưởng là 21/66 hộ với số lượng cá chết gần 50 tấn, gồm cá mú, hồng, vược.

Theo kết quả xét nghiệm, phân tích sơ bộ, ngành chức năng xác định nguyên nhân ban đầu khiến cá tự nhiên và cá lồng chết hàng loạt là do hiện tượng tảo nở hoa gây thủy triều đỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khu hội trường B.

Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế

GD&TĐ -  Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.

Minh họa/INT

Karaoke gây họa

GD&TĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM vừa bắt khẩn cấp Bùi Hữu Khánh, 45 tuổi, để điều tra về hành vi 'gây rối trật tự công cộng'.

Sinh viên quốc tế được kết nối với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Du học sinh muốn lập nghiệp tại Hàn Quốc

GD&TĐ - Cuộc khảo sát mới đây do Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) thực hiện cho thấy 71% sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc mong muốn được làm việc và sinh sống lâu dài tại quốc gia này.