Cả nước còn 123 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Cả nước còn 123 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết: Tính đến ngày 25/6/2020, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường đã nhận được hơn 1.520 thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường, đến nay có 1.009 vụ việc đã được xử lý.

Trong đó nhiều vụ việc đã được kiểm tra, xác minh nhanh như vụ việc đổ trộm các thùng phuy tại địa bàn xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội); Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương sử dụng tro lò đốt rác thải để san lấp mặt bằng; thông tin ô nhiễm nước thải công nghiệp nhuộm chưa xử lý tại một số xã thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chảy thẳng ra sông Hồng gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh xử lý các vụ việc theo thông tin phản ánh, Tổng cục Môi trường cũng đẩy mạnh các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin tại các "điểm nóng" về ô nhiễm như sân bay Biên Hòa; hướng dẫn các địa phương triển khai nhiều hoạt động đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng.

Đại diện Tổng cục Môi trường cho biết trong 6 tháng cuối năm, Tổng cục sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; đôn đốc hoàn thành tiến độ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2020; kiên quyết không cấp phép cho các dự án có loại hình, công nghệ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, các dự án có tác động đến sinh thái.

Ngoài ra, Tổng cục Môi trường cũng sẽ tăng cường năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường; tăng cường các hoạt động thanh tra đột xuất; thực hiện thanh tra đến đâu, ban hành kết luận đến đó

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.