Thịt gà, ăn thế nào cho đúng?

Thịt gà, thực phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp Tết, nhưng không phải ai cũng nên ăn. Và chế biến gà như thế nào cho đúng, phải loại bỏ bộ phận nào để không hại đến sức khỏe?

Thịt gà, ăn thế nào cho đúng?

 Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội), hiện nay trên thị trường có nhiều các loài gà khác nhau, gà ri, gà tam hoàng, gà đông tảo, gà lai tạo của nước ngoài hay gà công nghiệp. Chất lượng của thịt gà phụ thuộc vào giống gà, thức ăn của gà.

Trong đó gà ri được dùng khá nhiều trong dịp Tết, về khoa học phân tích các thành phần, các axitamine quý cao hơn các gà khác trong khi gà công nghiệp hàm lượng thấp hơn.
Thịt gà trong đông y gọi kê nhục, đông y thịt gà phân biệt gà trống, gà mái. Gà trống thịt có vị ngọt, tính ấm, không động có tác dụng nuôi dưỡng bảo quản, vệ khí bên ngoài, bổ trung an thai, liền xương, trị bệnh ứ nước trong người, tê dại.
Từ thời Tuệ Tĩnh đã có nhiều bài viết nói về công dụng của nói về thịt gà. Ông có nói thịt gà mái có vị chua, tính bình không độc, trị phong hàn thấp chữa bị thương gãy xương, băng huyết và bạch đới.
Những người không nên ăn thịt gà
Bác sĩ Trung cho biết, theo y học hiện đại, trong da gà và lòng trắng trứng nhiều mỡ, colesterol nên những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt lòng trắng trứng và da gà.
Trước kinh nghiệm người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da, bác sĩ Trung khẳng định quan niệm ăn thịt gà ngứa da do cơ địa của từng người.
Khi ăn thịt gà, kỵ nhất là ăn thịt gà với lá kinh giới vì dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
Những bộ phận siêu độc của gà
Mề gà là một trong những bộ phận chúng ta luôn thích ăn vì có độ giòn rất đã miệng, tuy nhiên đây lại là một bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại do là nơi tiêu hóa thức ăn của gà.
Ngay cả khi chúng ta xử lý chúng bằng muối và nước sôi thì bạn cũng không thể loại bỏ hết vi khuẩn nơi đây.
Phao câu là phần thịt béo ngậy nên đây trở thành bộ phận khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết có chứa một loại tế bào gọi là đại thực bào.
Khả năng ăn vi khuẩn của tế bào này rất khủng khiếp nhưng lại không thể tiêu hóa được những vi khuẩn, độc tố này.
Do đó, phao câu gà giống như một kho chứa vi khuẩn, độc tố mà nhiều người không biết. Những thứ này sau khi đi vào cơ thể có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Phần cổ có xương mềm nên nhiều người có khả năng ăn cả xương cổ, bên cạnh đó phần da ở đây rất dày nên cho cảm giác rất ngon.
Tuy nhiên, không nhiều người biết khi ăn như vậy, các tuyến dịch bạch huyết dưới da cổ của gà sẽ đi vào đường tiêu hóa của chúng ta.
Cũng như phao câu, các tuyến dịch bạch huyết ở đây chứa các đại thực bào. Do đó nên hạn chế ăn phần này của gà.
Da gà rất ngon và không thể phủ nhận điều đó. Tuy nhiên đây lại là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và vi khuẩn.
Nhất là da gà quay , cholesterol trong đó khi này sẽ chuyển hóa thành các chất gây bệnh nhờ sự xúc tác của nhiệt độ cao.
Chính vì vậy, ăn thịt gà nên bỏ da và tuyệt đối không làm riêng da gà thành các món ăn khác.
Chế biến thịt gà như thế nào?
Gà có thể làm nhiều món, hấp, luộc, nướng, xào…
Do "quãng đường đi" của thịt gà từ các nông trại tới khu chế biến và siêu thị là cả một quá trình rất dài và thịt gà sơ chế có thể đã thu nhận không ít vi khuẩn cũng như những chất bẩn gây nguy hại khác có thể đưa bạn tới viện nếu chế biến không kỹ.
Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C.
Theo khoe360.tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ