Thiết kế súng để bán, nam thanh niên bị bắt

GD&TĐ - Sau khi đặt dịch vụ in 3D, Sơn về tự làm thêm nòng bằng đồng, khoan tiện kim hỏa và lò xo để lắp vào súng. Khi hoàn thiện, Sơn đem bán cho khách.

Các khẩu súng do Sơn chế tạo. Ảnh: Công an Đà Nẵng.
Các khẩu súng do Sơn chế tạo. Ảnh: Công an Đà Nẵng.

Ngày 18/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Ngọc Sơn (23 tuổi, trú tổ 21, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

Kết quả điều tra xác định, tháng 7/2023, khi lên mạng Internet thì Phạm Ngọc Sơn phát hiện nhiều trang mạng nước ngoài có sử dụng vũ khí quân dụng được làm từ nhựa thông qua máy in 3D nên tìm kiếm các bản thiết kế súng và đặt dịch vụ in 3D tại Việt Nam.

Sau khi nhận được các linh kiện in 3D, Sơn tự làm thêm nòng bằng đồng, khoan tiện kim hỏa và lò xo để lắp vào súng. Khi súng đã hoàn chỉnh, Sơn đem bán cho khách hàng có nhu cầu thông qua dịch vụ giao hàng.

Ngày 12/8, Sơn đem 4 khẩu súng gửi cho khách hàng thông qua dịch vụ tại Bưu cục giao hàng tiết kiệm ở phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

Sau khi Sơn gửi hàng, Cơ quan An ninh điều tra phối hợp với Bưu cục kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 4 khẩu súng.

Phạm Ngọc Sơn. Ảnh: Công an Đà Nẵng.

Phạm Ngọc Sơn. Ảnh: Công an Đà Nẵng.

Cơ quan An ninh điều tra đánh giá súng in 3D bắn được đạn thật là loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu các đối tượng sản xuất và sử dụng tràn lan.

Vì vậy, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng đề nghị các cơ sở in ấn 3D chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ in ấn, không tiếp tay cho các đối tượng in ấn các loại linh kiện vũ khí quân dụng.

Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.