Thiệt hại nặng nề ở vùng rốn lũ

GD&TĐ - Trong những ngày trận lũ tràn về, người dân vùng lũ huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đang phải gồng mình chống lũ. Người dân nơi đây đang mong ngóng từng ngày cho nước rút nhanh để ổn định lại cuộc sống.

Bên trong mái lán dựng tạm để tránh lũ của người dân xã Thạch Định
Bên trong mái lán dựng tạm để tránh lũ của người dân xã Thạch Định

Thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

Chúng tôi về với bà con vừng lũ xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất từ cơn lũ do ảnh hưởng của trận áp thấp nhiệt đới vừa qua. Dọc trên con đê nội đồng xã Thạch Định là những mái lán dựng tạm để tránh lũ của người dân được dựng vội để có chỗ che mưa, che nắng. Bên cạnh đó, là ngổn ngang các xoong nồi cùng gà, lợn may mắn được gia đình kịp thời đưa theo để chạy lũ.

Bà Nguyễn Thị Duyến, thôn Thạch An, xã Thạch Định rơm rớm nước mắt cho biết: Hôm nay là ngày thứ 4 kể từ hôm lũ về. Gia đình tôi phải dựng tạm lán trên bờ đê để ở. Đồ dùng trong nhà, lương thực đều không kịp mang theo chạy lũ. Hôm nay cũng là ngày giỗ đầu chồng tôi, mấy mẹ con chẳng sắm được gì để thắp hương cho ông ấy. Nước lũ lên gần đến bàn thờ nên tôi phải đi thuyền vào nhà thắp cho ông ấy nén hương.

May mắn hơn gia đình bà Duyến, hàng trăm hộ gia đình khác ở xã Thạch Định lại có nơi ở kiên cố là hai dãy nhà của Trường tiểu học và THCS Thạch Định. Một người dân ở đây cho biết: Do ở gần trường học nên chúng tôi chạy kịp lên tránh lũ tại trường học của xã. Vì trường học nằm trên vùng đất cao nên không bị ảnh hưởng của nước lũ.

Mấy ngày qua, hàng trăm hộ dân sống và sinh hoạt tại các phòng học. Bữa ăn của các hộ gia đình là mì tôm và bánh mì từ các nhà hảo tâm cứu trợ. Có vài nhà may mắn mang theo được gạo và xoong nồi thì nấu cơm ưu tiên cho tất cả các cháu nhỏ.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại, đến sáng ngày 15/10, nước lũ đang rút dần. Tại nhiều hộ dân phía ngoài đê, mọi người đang tranh thủ nước rút để dọn dẹp nhà cửa.

Phía đoàn thanh niên huyện Thạch Thành đã huy động lực lượng đoàn viên thanh niên ra quân giúp dân khắc phục sau bão. Một số trường học bị ảnh hưởng do lũ cũng đang huy động lực lượng đến dọn dẹp để đảm bảo cho học sinh đến trường sau ngày lũ.

Theo báo cáo nhanh của huyện Thạch Thành, trận lũ lụt vừa qua đã khiến cho 10 ngôi nhà bị sập đổ, 4.609 ngôi nhà bị ngập, 32 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 573,76 ha lúa chưa thu hoạch, 653,95 ha rau màu vụ đông bị mất trắng; 1.759,81 ha mía bị ngập; 28.933 con gia cầm và 2.105 con gia súc bị cuốn trôi, bị chết do ngập.

Toàn bộ hệ thống đê điều trên địa bàn bị ngập, sạt, nứt, bong tróc mái thượng lưu và hạ lưu đê bao xã Thạch Định với chiều dài là 3.570m; 480,0 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, 4 lồng nuôi cá bị trôi; nhiều đoạn đường giao thông bị phá hỏng, sạt lở. Bên cạnh đó, mưa lũ còn gây thiệt hại về công nghiệp, xây dựng... Ước tính tổng thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Hàng chục phòng học bị ngập nước

Cũng theo báo cáo của huyện Thạch Thành, mưa lũ đã khiến 75 phòng học bị ngập nước; nhiều thiết bị giáo dục bị hư hỏng, thiệt hại trị giá khoảng 40 triệu.

Cô Dao Thị Khánh Ly - Hiệu trưởng trường mầm non xã Thành Mỹ cho biết:  Lũ tràn về khiến cho Trường mầm non bị ngập lụt nặng. Do đây là vùng thường xuyên bị ngập lụt, nên khi có mưa to, nhà trường đã huy động giáo viên đưa các đồ dùng dễ bị hư hỏng lên tầng 2. Vì vậy đã giảm bớt thiệt hại trong cơn lũ vừa qua.

Tuy nhiên, một đồ dùng học tập, sách vở của trẻ cũng bị hư hỏng do nước ngập cao quá, như: Các bộ học toán cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, sách kể chuyện cho trẻ, bảng dạy học …; một số bộ ghế gỗ bị hỏng do ngâm nước nhiều ngày, số lượng tương đương khoảng 3 lớp học; các bộ tủ gỗ đựng đồ cá nhân cho trẻ cũng bị hư hỏng nặng; một số đồ chơi cho trẻ như: bóng, xếp hình cũng bị hỏng không sử dụng được.

Đến hôm nay, nước đã rút, nhà trường đã huy động các cô giáo cùng lực lượng đoàn viên thanh niên đến dọn dẹp sạch sẽ. Vài ngày tới, nhà trường sẽ phối hợp với lực lượng y tế tiến hành công tác khử trùng các lớp học để đảm bảo an toàn, không phát sinh dịch bệnh, chuẩn bị cho học sinh trở lại trường sau lũ.

Không chỉ trường học bị ảnh hưởng do lũ, hàng trăm học sinh vùng lũ cũng đang trong cảnh không còn sách vở, đồ dùng học tập để tới trường. Bà Lan, xã Thạch Định chia sẻ: Gia đình tôi có 2 cháu nhỏ đang học tiểu học, do lũ lên nhanh nên cũng không kịp mang theo sách vở cho các cháu. Nước lũ ngập sâu vào nhà, sách vở cũng hư hỏng hết. Tài sản trong nhà cũng không còn gì. Sắp tới không biết lấy gì cho các cháu đi học.

Cô Lê Thị Thương - Hiệu trưởng trường tiểu học Thành Mỹ chia sẻ: Ngay sau khi nước lũ rút, nhà trường đã huy động lực lượng để dọn dẹp, chuẩn bị để ngày mai (16/10), học sinh sẽ trở lại đi học bình thường.

Đối với các em không còn sách vở, đồ dùng học tập do lũ lụt, nhà trường đã có phương án để hỗ trợ cho các em như: huy động sách giáo khoa cũ trong thư viện nhà trường; kêu gọi giáo viên trong trường, các nhà hảo tâm ủng hộ. Đảm bảo để các em có đủ sách vở, đồ dùng để học tập.

Thiệt hại nặng nề ở vùng rốn lũ ảnh 1Thiệt hại nặng nề ở vùng rốn lũ ảnh 2Thiệt hại nặng nề ở vùng rốn lũ ảnh 3Thiệt hại nặng nề ở vùng rốn lũ ảnh 4Thiệt hại nặng nề ở vùng rốn lũ ảnh 5Thiệt hại nặng nề ở vùng rốn lũ ảnh 6

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.