Đây là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ và hiện chưa có cách chữa trị.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 26/12, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Giám lý Houston đã đưa các tế bào tiểu đảo tụy và liệu pháp miễn dịch trực tiếp vào một thiết bị in 3D.
Thiết bị này được gọi là NICHE. Phương pháp điều trị đã phục hồi mức glucose khỏe mạnh và loại bỏ các triệu chứng tiểu đường loại 1 ở mô hình động vật trong hơn 150 ngày. Đồng thời, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
Phương pháp chỉ sử dụng thuốc ức chế miễn dịch ở nơi đặt các tế bào tiểu đảo tụy được cấy ghép.
Bệnh tiểu đường loại 1 xuất hiện do phản ứng tự miễn dịch phá hủy các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin. Bệnh cũng có thể gây suy thận. Tiêm insulin hằng ngày là phương pháp điều trị thông thường nhất.
Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu vẫn là một thách thức và khó khăn đối với bệnh nhân. Ngoài ra, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể cần ghép tụy và thận.
Hoặc, họ có thể đủ điều kiện để ghép tế bào tiểu đảo tụy. Trong đó, các tế bào tiểu đảo tụy của người hiến được xử lý và cấy ghép vào gan của bệnh nhân tiểu đường loại 1.
Phương pháp cấy ghép này có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, như với tất cả các ca cấy ghép nội tạng, một trong những thách thức lớn nhất là nhu cầu sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại để tránh thải ghép.
NICHE, được tạo ra tại Khoa Y học nano, Viện Nghiên cứu Phương pháp Houston. Đây là một thiết bị phẳng được đặt dưới da. Thiết bị bao gồm một kho chứa tế bào cho các tiểu đảo tụy và một kho chứa thuốc xung quanh để điều trị ức chế miễn dịch cục bộ.
Đây là nền tảng đầu tiên kết hợp tạo mạch máu trực tiếp và ức chế miễn dịch cục bộ thành một thiết bị cấy ghép duy nhất. Từ đó, cấy ghép tiểu đảo tụy và quản lý bệnh tiểu đường loại 1 lâu dài. NICHE chứa các cổng để nạp lại thuốc khi cần thiết. Các nhà nghiên cứu đổ đầy kho chứa thuốc sau mỗi 28 ngày.
Ông Alessandro Grattoni - đồng tác giả và Chủ tịch của Khoa Ứng dụng công nghệ nano tại Viện Nghiên cứu Phương pháp Houston cho biết: “Kết quả chính trong nghiên cứu của chúng tôi là ức chế miễn dịch cục bộ để cấy ghép tế bào có hiệu quả.
Thiết bị này có thể thay đổi mô hình quản lý bệnh nhân. Đồng thời, có thể mang lại tác động lớn đến hiệu quả điều trị, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân”.