Sáng ngày 16/7/2020, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức Hộinghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 thángcuối năm 2020 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XHĐào Ngọc Dung cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trườnglao động, người lao động và doanh nghiệp, tuy nhiên, vượt qua khó khăn, nhiềutín hiệu tích cực đã xuất hiện ở thời điểm này.
Đứt gãy chuỗi cung ứng
Dịch Covid-19 tác động lớn đến lực lượng lao động vàchuỗi cung ứng dẫn tới tình trạng thất nghiệp, mất việc, tạm ngưng việc tăngcao chưa từng có khiến quy mô lao động của Việt Nam từ 55,4 triệu người giảm xuốngcòn khoảng 52 triệu người.
Bên cạnh gãy đứt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, cònkèm theo tình trạng sản xuất ra hàng hóa nhưng không xuất khẩu được, từ đó đặtra những vấn đề về thất nghiệp thực sự. Thời gian qua, việc ngừng việc,giãn việc, thậm chí thất nghiệp đã xảy ra ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuvực tự do. Tác động này nếu không được xử lý kịp thời thì việc thất nghiệpchính thức sẽ diễn ra nhiều ở những doanh nghiệp FDI, những tập đoàn lớn thuộclĩnh vực dệt may, giày da, thủy sản…
Do tình hình các nước chưa phục hồi do Covid-19,trong 6 tháng qua cả nước chỉ đạt 30 % kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng. Trong khi đó, lĩnh vực này thường chiếm tới 10 % tổng sốlao động có việc làm hàng năm trong cả nước.
Điều chỉnh chính sách cho nhiều đối tượng
Trong tình hình đó, Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu vớiĐảng và Nhà nước về gói an sinh 62.000 tỷ đồng. Đây là điều chưa từng có trongtiền lệ. Tới nay, các địa phương đã phê duyệt quyết định hỗ trợ 15,8 triệu người,tương ứng với số tiền hỗ trợ hơn 11.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều quy định vềviệc thực hiện tạm dừng đóng BHXH đã sớm được triển khai, thực hiện các chínhsách BHTN trên 6.000 tỷ đồng, bằng 180 % so với cùng kỳ năm trước.
Các chính sách khác cũng được hiện đồng bộ, như côngtác người có công, việc làm, giảm nghèo, bảo vệ trẻ em... đã có nhiều chuyển biếntốt. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã có những điều chỉnh uyển chuyểntrong triển khai đào tạo trực tuyến.
Trong 6 tháng vừa qua, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưngvới cách làm sáng tạo, về cơ bản đã đạt được mục tiêu. Quan trọng hơn, thôngqua những việc làm đó, dư luận xã hội đồng tình, niềm tin của người dân với Đảngvà Nhà nước tăng cao thông qua chính sách hợp lòng dân, có tình và có lý.
Đi đôi với việc ổn định an sinh xã hội và phát triểnkinh tế, thời gian tới, ngành sẽ nỗ lực cao nhất để duy trì thị trường lao động,hoạch định các chương trình, chính sách, chương trình Mục tiêu Quốc gia, chươngtrình mục tiêu, chính sách về bảo hiểm xã hội… Trong đó chú ý tới xây dựng thểchế, không chỉ ở cấp Trung ương mà cả địa phương cũng cần ban hành những chínhsách liên quan đến chính sách chung của Ngành và điều chỉnh những chính sách đốivới người yếu thế.
Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của ngành trong giai đoạn 2021 –2025. Trong quý III/2020, một số địa phương cần quan tâm đặc biệt tới thị trườnglao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hơn, công khai hơnvà giảm bớt những thủ tục hành chính không cần thiết.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, ước 6 tháng đầu năm cả nước tạo việc làm cho trên 574 nghìn người, đạt 35,7% kế hoạch, bằng 73,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tạo việc làm trong nước cho 540 nghìn người, bằng 76,1% cùng kỳ; đưa trên 34 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài, bằng 51% cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,82%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 62,4%.