Thi giáo viên giỏi tỉnh tại Nghệ An: Hồi hộp khi gặp lại trò

GD&TĐ - Hội thi giáo viên dạy giỏi tỉnh Nghệ An cấp mầm non năm 2021 diễn ra từ 1 - 24/12, theo chu kỳ 4 năm một lần.

Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An kiểm tra công tác tổ chức thi giáo viên giỏi tỉnh cấp mầm non tại thị xã Cửa Lò.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An kiểm tra công tác tổ chức thi giáo viên giỏi tỉnh cấp mầm non tại thị xã Cửa Lò.

Việc tổ chức hội thi được xem là nỗ lực của ngành Giáo dục để vừa đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, vừa đảm bảo quyền lợi, tạo cơ hội cho giáo viên thể hiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ bản thân, phấn đấu đạt thành tích trong công tác. 

Trường Mầm non Bình Minh (thị xã Cửa Lò) là một trong những địa điểm tổ chức thi thực hành giáo viên giỏi tỉnh Nghệ An năm 2021. Một thí sinh đến từ Trường Mầm non Quỳnh Thạch (huyện Quỳnh Lưu) cùng đồng nghiệp đang sắp xếp, kiểm tra lại đồ dùng dạy học trước khi bước vào phần thi của mình.

Thí sinh này chia sẻ, trước khi tham gia hội thi, cô khá hồi hộp và có phần lo lắng. Bởi từ đầu năm học tới nay, huyện Quỳnh Lưu chưa triển khai dạy học trực tiếp đối với bậc mầm non do ảnh hưởng dịch bệnh. Vì vậy, trong hơn 6 tháng qua, cô chưa được đứng lớp, trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục với trẻ.

Nhưng sau khi trải qua và đạt ở phần thi trình bày biện pháp giáo dục chăm sóc trẻ, cô đã tự tin hơn. “Trước buổi thi theo lịch bốc thăm, tôi được dành một chút thời gian tiếp xúc với trẻ. Các con ở đây hiếu động nhưng ngoan và biết vâng lời cô. Tôi mong cô trò sẽ có nhiều hoạt động, tương tác hiệu quả, vui vẻ trong buổi thi thực hành”, thí sinh đến từ huyện Quỳnh Lưu chia sẻ.

Thí sinh dự thi chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ dạy học cho trẻ trước khi vào tiết thực hành.
Thí sinh dự thi chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ dạy học cho trẻ trước khi vào tiết thực hành.

Đoàn giáo viên mầm non của Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương (Nghệ An) dự thi tỉnh năm nay có 9 người, đều vượt qua phần trình bày biện pháp giáo dục và tiếp tục tham gia phần thi thực hành. Trong đó 1 cô dạy lớp nhà trẻ, còn 8 giáo viên dạy lớp mẫu giáo. Đây cũng là hội thi được chờ đợi của các cô sau nhiều năm phấn đấu, đạt đủ danh hiệu, điều kiện dự thi theo quy định.

Tương Dương là huyện miền núi cao, học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó trẻ mầm non đang ở độ tuổi hoàn thiện kỹ năng nói, tiếng Việt chưa thành thạo, chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, khi tập trung về thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò để dự thi tỉnh, tâm lý ban đầu của thí sinh có chút hồi hộp, bỡ ngỡ.

Trẻ hợp tác với cô giáo trong phần thi thực hành tại Trường Mầm non Bình Minh.
Trẻ hợp tác với cô giáo trong phần thi thực hành tại Trường Mầm non Bình Minh.

Bà Võ Tuyết Chinh – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tương Dương, phụ trách đoàn giáo viên dự thi - cho hay: Các cô đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho tiết thực hành tại Trường Mầm non Bình Minh (thị xã Cửa Lò).

“Trẻ ở đây có đặc điểm tâm lý, nhận biết, giao tiếp, phản xạ nhanh và khác hẳn so với trẻ em dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành phần thi, các giáo viên đều vui mừng thoải mái. Trẻ tuy hiếu động nhưng nhanh ý, hợp tác với cô trong mọi hoạt động của tiết dạy. Dù kết quả thế nào, với 9 giáo viên của đoàn Tương Dương cũng đã có trải nghiệm đặc biệt và thành công”, bà Chính nói.

Ông Phùng Đức Nhân – Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Cửa Lò - cho hay, so với toàn tỉnh, đến nay Cửa Lò là một số ít địa phương cho trẻ mầm non đến trường trực tiếp trở lại, từ đầu tháng 11. Vì vậy, địa phương cũng được chọn làm nơi tổ chức phần thực hành hội thi giáo viên giỏi tỉnh bậc mầm non.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.