Tổ hợp phòng không S-500 Prometheus của Nga sẽ tiêu diệt các mục tiêu ngoài bầu khí quyển

GD&TĐ - Nhà sản xuất tổ hợp phòng không S-500 đã nói về hoạt động của hệ thống này trong không gian.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cựu Phó giám đốc của trung tâm quốc phòng “Almaz-Antey”, ông Sergei Druzin cho biết S-500 có thể chống lại nhiều mục tiêu khác nhau. Nó có thể được sử dụng để chiến đấu với nhiều loại tên lửa đạn đạo. Để làm được điều này đòi hỏi phải tăng sức mạnh của các thiết bị radar và tạo ra các tên lửa mới có khả năng hoạt động bên ngoài bầu khí quyển, nơi không thể sử dụng các động cơ khí động học.

Tổ hợp phòng không S-500 “Prometheus” của Nga được trang bị các lưới ăng ten theo pha chủ động, không đòi hỏi các thiết bị phát. Tín hiệu quét tạo ra AFAR. Các lưới ăng ten sẽ tiếp nhận và phân tích các tín hiệu này.

Ngoài ra, một ăng ten có thể tạo ra nhiều tia. Từ đó đảm bảo việc tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Các chùm tia được kiểm soát mà không cần xoay ăng-ten. Điều này rất quan trọng đối với tên lửa, giúp tiêu tốn ít năng lượng hơn.

Theo thông tin từ các nguồn mở, hệ thống phòng không/tên lửa tầm xa S-500 Prometheus của Nga có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km. Ngoài khả năng chống lại các đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Prometheus có thể tiêu diệt các loại mục tiêu riêng lẻ. Mỗi loại mục tiêu (máy bay, vệ tinh, tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo) sẽ được giám sát bằng radar của S-500 và bị phá hủy bằng các thiết bị chuyên dụng.

Được biết, tổ hợp phòng không S-500 sẽ được tích hợp với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác như SPRN, A-235 Nudol, máy bay đánh chặn, các hệ thống S-400 và S-300.

Theo Avia.pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.